Nhiều người mừng hụt: Bộ phận này dài ra sau tuổi trung niên không phải là dấu hiệu trường thọ
Sau tuổi 50, nhiều người sẽ gặp tình trạng lông mày đột nhiên dài ra.
Nhiều người nói với nhau rằng lông mày dài là biểu hiện của sống thọ và gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, hiện tại chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cho điều này.
Theo một nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi 600 người ở độ tuổi 60 đến 109. Sau đó, họ phát hiện rằng có hơn 72% người sống thọ đều không có lông mày dài. Kết luận của nghiên cứu cho thấy lông mày dài không có ảnh hưởng tới khả năng sống thọ.
Ngược lại, lông mày mọc dài thường đi kèm với các vấn đề về di truyền và lão hóa. Có một số tình trạng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe mà chúng ta nên để ý. Có ba nguyên nhân chính khiến lông mày mọc dài:
Lão hóa: Khi con người tiến vào độ tuổi 50, 60, quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Lúc này, cơ thể chúng ta trải qua nhiều thay đổi về ngoại hình. Đặc biệt, chức năng trao đổi chất giảm sút, dẫn đến việc lông mày mọc dài ra. Đây cũng là dấu hiệu của những người không chăm sóc bản thân kỹ lưỡng.
Di truyền: Lông mày mọc dài cũng có thể do yếu tố di truyền. Nếu các thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ thường gặp tình trạng này, thì rất có thể bạn cũng sẽ có tình trạng tương tự.
Thay đổi nội tiết: Vấn đề này có thể là do sự thay đổi về nội tiết trong cơ thể, làm cho lông mày và tóc mọc dài không đều đặn. Không chỉ vậy, chế độ ăn uống không cân đối, thức khuya, làm việc căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng có thể làm mất cân bằng lượng hormone và ảnh hưởng đến độ dài của lông mày. Chúng ta cần tự quản lý sức khỏe một cách chủ động, duy trì một lối sống khoa học và lành mạnh.
Trong trường hợp lông mày mọc dài, khô, bị rụng, và mất màu, đây có thể là các dấu hiệu có liên quan đến vấn đề sức khỏe. Người mắc bệnh tuyến giáp thường dễ bị rụng lông mày, vì vậy nếu bạn gặp tình trạng này, bạn cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mình. Lông mày mất màu trắng có thể là một biểu hiện của bệnh bạch biến. Nếu chúng bị khô và bong tróc, có thể là dấu hiệu chức năng phổi đang giảm sút. Ngược lại, người không mắc bệnh thường có lông mày mạnh khỏe, không có bất thường.
Lông mày có vai trò chính là bảo vệ mắt khỏi nước, mồ hôi và các vật thể khác không bị rơi vào mắt. Do đó, nếu bạn không có cặp lông mày khỏe mạnh, mắt có thể dễ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, lông mày còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho khuôn mặt, giúp khuôn mặt trở nên cân đối hơn.
Để duy trì lông mày luôn đẹp và khỏe, quá trình nhổ lông mày bằng nhíp nên được tránh. Hành động này có thể gây tổn thương cho lông mày, gây viêm nang lông và có thể khiến chúng không thể mọc trở lại.
Khi phát hiện lông mày có tuyến bã nhờn, chúng ta cần thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng để tránh tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Nếu ai đó quyết định thực hiện phun hoặc xăm chân mày, họ nên tìm đến các địa chỉ uy tín và sau đó học cách chăm sóc để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Theo Aboluowang.
Bật mí loại hạt là 'thần dược' cho tim mạch: Có thể phòng ngừa ung thư, Việt Nam trồng rất nhiều