Những ngày gần đây, nhiều nhóm vận động tại Mỹ đã triển khai chiến dịch ngăn chặn tỷ phú Elon Musk mua lại Twitter trong lúc giới chức chống độc quyền nước này đánh giá về thương vụ.
Thương vụ mua lại Twitter chỉ là chiêu trò 'đánh bóng tên tuổi'?
Twitter thông báo thương vụ bán mạng xã hội này cho tỷ phú Musk đang tiến gần hơn tới giai đoạn ký kết khi qua hạn chót thẩm tra của cơ quan chống độc quyền Mỹ. Ông chủ của hãng xe điện Tesla đã đạt thỏa thuận sơ bộ mua Twitter trị giá 44 tỷ USD. Thỏa thuận này cần được một số cơ quan quản lý xem xét và các cổ đông của Twitter thông qua.
Tuy nhiên, một liên minh các tổ chức phi lợi nhuận đã khởi động chiến dịch nhằm 'block' thương vụ này. Các bên tham gia chiến dịch cho rằng tỷ phú Musk mua Twitter chỉ để "đánh bóng tên tuổi".
Việc để thương vụ tiếp tục sẽ là cơ hội cho chủ nghĩa cực đoan lộng hành, với những bài đăng có hại, thù hận và xúc phạm được cho là sẽ gia tăng trên Twitter.
Chiến dịch được phát động để gây sức ép với Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) và các cơ quan khác nghiên cứu kỹ hơn về thương vụ này và thuyết phục các cổ đông của Twitter phản đối việc tỷ phú Musk mua công ty công nghệ có trụ sở ở San Francisco.
Gần đây, sau khi bị các cổ đông của Twitter tố cáo "thao túng thị trường", tỉ phú Elon Musk còn bị cho là nằm trong tầm ngắm của "cảnh sát trưởng" chứng khoán Mỹ là SEC.
Ngày 27/5, SEC đã công bố toàn văn lá thư gửi cho vị tỉ phú Mỹ gốc Nam Phi, yêu cầu ông này giải thích vì sao chưa công bố thông tin về việc gia tăng cổ phần của ông tại Twitter trong vòng 10 ngày như quy định, đặc biệt là kế hoạch mua công ty này.
Đáng chú ý ở chỗ đó là lá thư đã gửi vào ngày 4/4, ngày mà Elon Musk công bố đã nắm trong tay hơn 9% cổ phần của Twitter. Trong thư, SEC nhắc nhở rằng vì sao ông Musk đợi đến ngày 4/4 mới công bố thông tin trên, trong khi từ ngày 14/3 ông đã nắm hơn 5%.
SEC cũng chất vấn ông chủ của Space X và Tesla về việc chọn lịch trình 13G, vốn chỉ dành cho các nhà đầu tư "thụ động". Trong thư, SEC nêu rõ ông Musk cần phản hồi và làm rõ về những tuyên bố gần đây trên mạng xã hội Twitter trong đó có các tuyên bố gây hoài nghi về mạng xã hội này.
Tỉ phú Musk trở thành một cổ đông lớn của Twitter sau khi mua 73,5 triệu cổ phiếu của Twitter hồi đầu tháng 4 vừa qua. Chưa đầy 2 tuần sau đó, vị tỉ phú gốc Nam Phi bắt đầu hỏi mua lại mạng xã hội này và đạt thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD cho thương vụ.
Tuy nhiên, từ đó tới nay, Elon Musk được cho là đã phát đi những tín hiệu không rõ ràng về việc thực hiện thỏa thuận này. Thời gian qua, giới chức quản lý thị trường Mỹ đặc biệt chú ý đến các bài đăng của ông Musk trên Twitter. Hiện tỉ phú CEO của Hãng xe điện Tesla này cũng đang bị kiện với cáo buộc dìm giá cổ phiếu Twitter để tìm cách rút khỏi thương vụ mua lại mạng xã hội này, hoặc thương lượng để mua với giá thấp hơn.
Cảnh báo mới từ Elon Musk với ngành công nghiệp ô tô
Theo thông tin từ Reuters, Elon Musk cho biết Tesla sẽ cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động trong một email gửi tới vị trí cấp cao của công ty sản xuất ô tô điện.
Trong một email khác gửi cho nhân viên hôm 3/6, Elon Musk thông báo Tesla sẽ giảm 10% số nhân viên đang được trả lương vì công ty đã trở nên "thừa nhân viên trong nhiều lĩnh vực". Thế nhưng, "số lượng nhân viên làm việc theo giờ sẽ tăng lên".
"Xin lưu ý, điều này không áp dụng cho bất kỳ ai thực sự đang chế tạo ô tô, pin hoặc lắp đặt năng lượng mặt trời", Elon Musk viết trong email.
Elon Musk gửi thông điệp đến nhân viên Tesla: Hoặc làm việc 40h/tuần hoặc nghỉ việc
Gần 100.000 người làm việc tại Tesla và các công ty con tính đến cuối năm 2021, theo hồ sơ Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC). Tesla không phân chia rõ số lượng người làm công ăn lương và làm việc theo giờ.
Thông điệp trên của Elon Musk là lời cảnh báo công khai và ồn ào đầu tiên trong lập trường thống nhất của ngành công nghiệp ô tô rằng nhu cầu cơ bản ô tô và xe tải vẫn mạnh bất chấp đại dịch toàn cầu đã kéo dài 2 năm.
Những tuần gần đây, Elon Musk đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái, nhưng email của ông ra lệnh Tesla đóng băng tuyển dụng toàn cầu và cắt giảm nhân viên là thông điệp trực tiếp, cao cấp nhất thuộc loại này từ người đứng đầu một hãng sản xuất ô tô, trong khi những người khác mô tả nhu cầu vẫn "cao ngất ngưởng".
Adam Jonas, nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, cho biết trong một báo cáo: "Elon Musk có cái nhìn sâu sắc về nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi tin rằng một thông điệp từ ông ấy sẽ có độ tin cậy cao".
"Tesla không phải là con chim hoàng yến nhỏ bé trong mỏ than. Nó giống như một con cá voi trong mỏ lithium", Adam Jonas nhận xét trong một ghi chú nghiên cứu, đề cập đến lithium - kim loại được sử dụng trong pin ô tô điện.
Sau lời cảnh báo của Elon Musk, cổ phiếu Tesla đã giảm 9%
Hai năm trước, lĩnh vực ô tô bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát đại dịch COVID-19, khiến các nhà máy phải đóng cửa. Sự ngừng hoạt động đó gây thiếu hụt chip bán dẫn khiến việc sản xuất ô tô gặp khó khăn hơn nữa.
Giờ đây, những rắc rối trong chuỗi cung ứng, trầm trọng hơn bởi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, đã kéo doanh số bán hàng đi xuống. Theo công ty phân tích Wards Intelligence, doanh số bán ô tô mới của Mỹ trong tháng 5/2022 là 12,68 triệu chiếc, ở mức trung bình yếu so với hàng năm. Đó là điều khác xa so với những ngày vinh quang của 17 triệu ô tô cùng kỳ một năm trước đại dịch COVID-19.
Sau ý định muốn cắt giảm 10% nhân viên Tesla, tài sản của tỷ phú Elon Musk "bốc hơi" 17 tỷ USD
Tuy nhiên, những vấn đề đó chủ yếu ảnh hưởng đến cung, trong khi lạm phát là mối đe dọa với nhu cầu.Jeff Schuster, Chủ tịch mảng dự báo ô tô toàn cầu của LMC Automotive, nói về Elon Musk: "Rủi ro suy thoái là cao, vì vậy những gì ông ấy đang nói chắc chắn không phải là cực đoan".