Nhìn lại 15 chu kỳ giảm lãi suất của Fed gần 70 năm qua
Chứng khoán An Bình (ABS) đánh giá, kết luận của Fed ngày 18/9 có thể là một trong những sự kiện quan trọng nhất năm 2024 của thị trường tài chính quốc tế, với kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất lần đầu sau hơn 2 năm.
Trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang chuẩn bị cho một quyết định quan trọng nhất trong nhiều năm qua. Cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) tuần này mang theo bầu không khí bí ẩn khác thường, khiến cả Phố Wall lẫn các chuyên gia kinh tế phải nín thở chờ đợi.
Dù thị trường gần như chắc chắn rằng Fed sẽ hạ lãi suất, vẫn tồn tại cuộc tranh luận sôi nổi về mức độ cắt giảm. Liệu sẽ chỉ là mức giảm thông thường 25 điểm cơ bản hay Fed sẽ thực hiện bước đi quyết liệt 50 điểm ngay từ đầu?
Tại báo cáo chuyên đề vừa được Chứng khoán An Bình (ABS) công bố, công ty này đánh giá, cuộc họp của Fed ngày 17-18/9 có thể là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm trên thị trường tài chính quốc tế, với kỳ vọng rằng cơ quan này sẽ thực hiện việc hạ lãi suất lần đầu tiên, sau chu kỳ tăng lãi suất bắt đầu từ ngày 17/3/2022.
Lãi suất quỹ liên bang là lãi suất giữa các ngân hàng thương mại cho vay với nhau, được đặt ra bởi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC). Đây là một trong những công cụ quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang để định hướng chính sách tiền tệ của Mỹ qua đó điều tiết nền kinh tế với mục tiêu chính là điều chỉnh giá cả và tối đa việc làm. Thông qua lãi suất, Fed có thể điều chỉnh chi phí vay vốn trong nền kinh tế, từ đó tác động đến nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ nói chung.
Thông thường, Fed họp khoảng 8 lần một năm để đánh giá và quyết định về việc điều chỉnh lãi suất. Tần suất và lựa chọn điều chỉnh lãi suất tăng hay giảm thường phụ thuộc vào tình hình kinh tế và mục tiêu chính sách tiền tệ của Mỹ. Khi Fed dự báo rằng nền kinh tế đang tiến gần đến suy thoái, họ có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế trong ngắn hạn bằng cách giảm chi phí vay vốn cho các ngân hàng thông qua việc hạ lãi suất quỹ liên bang.
Trong các giai đoạn kinh tế phát triển mạnh và lạm phát tăng cao, Fed có xu hướng tăng lãi suất thường xuyên hơn để kiểm soát lạm phát. Các đợt tăng lãi suất gần nhất phải kể đến bao gồm:
- Chu kỳ 2022 – 2023: Fed tăng lãi suất để chống lạm phát cao nhất trong vòng 10 năm sau hàng loạt chính sách thúc đẩy nền kinh tế hậu Covid-19. Trong 16 tháng tính từ 17/3/2022, Fed đã tăng lãi suất quỹ liên bang 11 lần lên hơn 5 điểm phần trăm.
- Chu kỳ 2015 – 2018: Vào cuối năm 2008, Fed đã cắt giảm lãi suất xuống gần 0 trong một nỗ lực chưa từng có nhằm giúp nền kinh tế Mỹ đối phó với hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Bảy năm sau, khi nền kinh tế dần phục hồi, Fed bắt đầu tăng lãi suất một cách thận trọng, cuối cùng lên 2,5% vào 20/12/2018.
- Chu kỳ 2005-2006: Sau cuộc suy thoái Dot-com đầu những năm 2000, nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh chóng. Fed đã cắt giảm lãi suất vào giữa năm 2003, đưa lãi suất mục tiêu của quỹ liên bang xuống còn 1%.
Chính sách tiền tệ dễ dàng này đã giúp GDP tăng từ +1,7% vào năm 2001 lên +3,9% vào năm 2004. Đến năm 2005, kinh tế Mỹ đã xuất hiện những lo ngại về bong bóng trên thị trường nhà ở, do đó Fed cố gắng kiềm chế sự tăng trưởng của nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất 17 lần trong hai năm, nâng lãi suất mục tiêu lên 4 điểm phần trăm.
Trước giai đoạn 2022-2023, Fed đã có 14 chu kỳ giảm lãi suất lớn trong gần 70 năm |
>> Chuyên gia: Nền kinh tế Mỹ hiện đang đủ mạnh, Fed không cần thiết phải cắt lãi suất
Fed đứng trước ngày ra quyết định lớn
Fed hạ lãi suất, nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng sẽ được hưởng lợi lớn?