Những con đường nhân tạo 'có 1 không 2' của Trung Quốc, phá vỡ mọi định luật vật lý thông thường khiến cả thế giới phải 'ngả mũ' thán phục
Trung Quốc không chỉ được biết đến với những công trình vĩ đại như Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Thiên Đàn, … mà còn vang danh với những công trình giao thông hiện đại và độc đáo, khiến cả thế giới phải “ngả mũ” thán phục.
Đường cổ Panlong dài hơn 30km với 600 khúc cua
Nằm trên cao nguyên Pamir có độ cao 4.100m so với mực nước biển, đường cổ Panlong là công trình giao thông“gây chóng mặt” nhất trên thế giới. Đường Cổ Panlong có tổng chiều dài 75 km, với hơn 600 khúc cua, trong đó nhiều khúc cua có góc 180 độ, thậm chí là 270 độ. Đường được trải bằng nhựa đen, kết hợp với những ngọn núi trùng điệp của cao nguyên tạo nên một cảnh quan hùng vĩ. Con đường này còn có tên gọi là “rồng đen”, là một trong những con đường mà mọi tay đua chuyên nghiệp đều muốn chinh phục.
Đường cao tốc Nhã Tây
Được ví von với tên gọi “thiên lộ trên mây”, đường cao tốc Nhã Tây là một đoạn nhỏ của cao tốc nối Bắc Kinh - Côn Minh. Cao tốc Nhã Tây này có chiều dài 240 km và bao gồm 270 cầu cạn và 25 đường hầm quanh núi. Thiết kế độc đáo nào khiến cho con đường mang hình dáng rồng cuộn trong mây, bay vờn quay núi. Điểm đặc biệt của con đường chính là cứ mỗi kilomet di chuyển, con đường lại được nâng cao thêm 7,5 met.
>> Cận cảnh đại công trường các tuyến đường nghìn tỷ hối hả thi công ở Khu kinh tế nam Hà Tĩnh
Cao tốc và tuyến đường sắt trên sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới
Tuyến đường cao tốc đặc biệt này nằm trên sa mạc Taklamakan, sa mạc lớn nhất Trung Quốc. Với chiều dài 522km, cao tốc nối hai thành phố lớn ở Tân Cương là Luân Đài và Hòa Điền. Tuyến đường này giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố và hỗ trợ quốc gia khai thác nguồn dầu và khí tự nhiên trong sa mạc.
Cũng tại sa mạc này, Trung Quốc đã cho xây dựng tuyến đường sắt dài nối hai thành phố Hòa Điền - Nhược Khương dài hơn 2.700 km. Đây cũng là tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới được xây dựng trên sa mạc. Tuyến đường sắt được thiết kế với vận tốc 120 km/h và đi qua 22 ga trung chuyển. Tuyến đường sắt này được xây dựng để tạo điều kiện vận tải hàng hóa và đi lại của người dân, và phát triển các khu vực nơi tuyến đường đi qua.
Cầu vượt biển Hong Kong - Macau - Chu Hải
Với chiều dài hơn 55km, cây cầu vượt biển Hong Kong - Macau - Chu Hải được đánh giá là một kỳ quan kết nối đồng bằng sông Châu Giang. Đây là một dự án có vốn đầu tư lên tới 20 tỷ USD và đã được khánh thành vào ngày 23/10/2018. Cầu được xây dựng nhằm kết nối Hong Kong và Macau với 11 thành phố ở Trung Quốc, nhằm phát triển khu vực Vùng vịnh Lớn thành một trung tâm công nghệ cao cạnh tranh với thung lũng Silicon ở Mỹ.
Cấu trúc của cây cầu được thiết kế để chịu được tác động của động đất, bão theo mùa và các vụ va chạm tàu. Ngoài ra, cây cầu còn đi qua đường băng của sân bay quốc tế Hong Kong, do đó các kỹ sư đã phải tính toán và giới hạn chiều cao cầu một cách cẩn thận. Cầu cũng sở hữu một đường hầm qua biển dài 6,7km để tạo điều kiện cho hàng hóa vận chuyển qua các cảng lân cận.
>> Đề xuất cao tốc Hòa Bình - Ninh Bình là ưu tiên hàng đầu của các tỉnh phía Bắc
Cầu vượt phức tạp nhất Trung Quốc
Được so sánh như một trận đồ bát quái, cầu vượt Panlong (Trùng Khánh) từ lâu đã nổi danh là cây cầu vượt phức tạp nhất ở Trung Quốc. Cây cầu có 5 tầng, 20 làn đường, đi 8 hướng và có khả năng rẽ "sai 1 ly là đi 1 dặm". Đến cả hệ thống định vị như GPS cũng khiến cho nhiều người tham gia giao thông gặp rắc rối không nhỏ khi di chuyển trên cây cầu này.
Dù vậy, cầu vượt Panlong được coi là “huyết mạch của thành phố”, là công trình giao thông trọng điểm của khu vực tây nam Trung Quốc. Trước khi xây dựng cây cầu, người dân phải mất rất nhiều thời gian để vượt qua đồi núi và sông để di chuyển giữa các huyện. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của cầu vượt Panlong, thời gian di chuyển đã được rút ngắn đáng kể, tạo điều kiện cho giao thương và mở rộng kinh tế cho khu vực.
>> Dự án “treo” gần 30 năm, hàng trăm hộ dân sống "mòn" trong những ngôi nhà lụp xụp tạm bợ