Những lỗi vi phạm bị tước bằng lái xe máy lên đến 24 tháng, thậm chí bị phạt 5 triệu đồng cần biết để tránh
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), có nhiều trường hợp bị tước giấy phép lái xe máy từ 1 đến 24 tháng, tùy thuộc vào hành vi vi phạm.
Khi tham gia giao thông, mọi người phải tuân thủ các quy định pháp luật. Nếu vi phạm, tùy vào mức độ, người vi phạm có thể bị tước giấy phép lái xe hoặc bị xử phạt hành chính, thậm chí liên quan đến hình sự.
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), có nhiều trường hợp bị tước giấy phép lái xe máy từ 1 - 24 tháng, tùy thuộc vào hành vi vi phạm. Cụ thể:
1. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng:
Chở 3 người trở lên trên xe.
Điều khiển xe liên quan đến tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu.
Đi vào khu vực cấm, đường có biển cấm cho loại phương tiện đang điều khiển.
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Không tuân theo hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
Sử dụng ô (dù), điện thoại, hoặc thiết bị âm thanh trong khi lái xe.
Đi ngược chiều trên đường một chiều hoặc trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều".
Không nhường đường cho xe ưu tiên.
2. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng:
Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h.
Không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông.
Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.
Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng.
Điều khiển xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, hoặc hai bánh đối với xe ba bánh.
Điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng:
Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các hành vi như trên.
Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, ngoại trừ xe phục vụ quản lý, bảo trì.
Gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại hoặc không tham gia cấp cứu.
4. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng:
Điều khiển xe khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50miligam/100mililit máu.
5. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng:
Điều khiển xe khi có nồng độ cồn từ 50 đến 80miligam/100mililit máu.
6. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng:
Điều khiển xe khi có nồng độ cồn vượt quá 80miligam/100mililit máu.
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn hoặc chất ma túy.
Bị tước bằng lái nhưng vẫn chạy xe máy, bị phạt từ 1 - 5 triệu đồng
Theo khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép mà cá nhân vẫn điều khiển xe, sẽ bị phạt từ 1 - 5 triệu đồng. Trong thời gian này, người vi phạm bị cấm tham gia giao thông với phương tiện tương ứng. Giấy phép sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ và chỉ được trả lại khi hết thời gian tước.
Người đi xe máy 'thi nhau' vi phạm ở ngã tư Hà Nội, CSGT mỏi tay lập biên bản
Công an làm việc với người phụ nữ vừa lái ô tô vừa cầm mic hát karaoke