Giới phân tích nhận định nhu cầu điều trị các bệnh di chứng sau khi mắc COVID-19 có thể tăng mạnh trong năm 2022 khi mà tỷ lệ người mắc COVID đang gia tăng những ngày này.
Năm 2021, Việt Nam ghi nhận hơn 1,7 triệu ca nhiễm mới. Chi tiêu cho các nhóm thuốc nằm trong phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 ở mức cao, ước tính dao động từ 3.000 - 9.000 tỷ đồng. Một số hoạt chất có mức tiêu thụ tăng trưởng mạnh gồm giảm đau, hạ sốt (27%); Chống đông máu (158%), Nhóm ức chế trực tiếp (330).
Về nguồn gốc các thuốc nằm trong phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19, tỷ trọng giá trị của thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu gần tương đương nhau, lần lượt đạt 49,5% và 50,5% trong đó thuốc sản xuất trong nước chủ yếu thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt và các nhóm vitamin. Các nhóm thuốc phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu gồm các thuốc chống huyết khối, thuốc ức chế phản ứng miễn dịch, thuốc chống viêm chứa corticoid và thuốc vận mạch.
Dẫn nguồn tinnhanhchungkhoan.vn, nhu cầu cho dược phẩm được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trong bối cảnh Việt Nam sống chung với dịch bệnh do dịch bệnh liên tục có những biến chủng mới. Thêm vào đó, nhu cầu sử dụng dược phẩm ở kênh bệnh viện sẽ tăng trưởng tích cực hơn trong năm 2022 - đạt gần 60.000 tỷ đồng nhờ tỷ lệ khám bệnh tại bệnh viện trở lại khi nới lỏng giãn cách xã hội, và nhu cầu điều trị các biến chứng hậu COVID-19.
Một minh chứng cho nhận định này là đầu quý IV/2021, số lượng người dân khám, chữa bệnh được cải thiện khi tình hình giãn cách xã hội được nới lỏng.
Tại TP. HCM, các bệnh viện ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân khám tăng từ 50 - 600% tại nhiều bệnh viện trong đầu tháng 10/2021 so với trong thời điểm giãn cách xã hội.
Một yếu tố đáng chú ý với ngành dược là nhu cầu điều trị các bệnh di chứng sau khi mắc COVID-19 có thể tăng mạnh.
Theo quan sát của CDC, bệnh nhân từng mắc COVID-19 có rủi ro mắc 2 - 3 di chứng hậu COVID-19 gồm các bệnh đa cơ quan (rối loạn chức năng tim, phổi, thận, da, não) hoặc một số bệnh tự miễn (hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể) kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi hồi phục từ COVID-19. Dựa trên các tỷ lệ ước tính từ IQVIA, chúng tôi ước tính cơ cấu số các ca di chứng ở Việt Nam trên mỗi 1 triệu người khỏi bệnh.
Như vậy, các nhóm thuốc và sản phẩm cải thiện chức năng tương ứng sẽ có triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2022 gồm các nhóm thuốc điều trị bệnh về hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch, cơ -xương và tiêu hóa.
Giới trẻ Trung Quốc bị mắng là 'vô hồn' ở bài phát biểu lan truyền khắp đất nước tỷ dân
‘Bệnh X’ bí ẩn bùng phát, một loạt quốc gia châu Á cảnh báo: Liệu có tái diễn kịch bản Covid-19?