Nóng: Tăng giá điện từ hôm nay
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết đã có Quyết định 1046 về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4% từ hôm nay (11/10). Theo đó, giá điện bán lẻ bình quân tăng thêm 96,32 đồng/kWh, từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, từ 11/10, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8% (tương ứng tăng thêm 96,32 đồng/kWh), từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Cụ thể, giá điện bán lẻ bậc 1 cho khách hàng dùng từ 0 - 50 kWh/tháng là 1.893 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 2 cho khách hàng dùng từ 51 - 100 kWh/tháng là 1.956 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 3 cho khách hàng dùng từ 101 - 200 kWh/tháng là 2.271 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 4 cho khách hàng dùng từ 201 - 300 kWh/tháng là 2.860 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 5 cho khách hàng dùng từ 401 - 400 kWh/tháng là 3.197 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 6 cho khách hàng dùng trên 400 kWh/tháng là 3.302 đồng.
Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc EVN - cho biết, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng theo Quyết định 05 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán lẻ điện.
Theo ông Nam, với khách hàng dùng dưới 200kWh.tháng, hiện cả nước có 17,4, triệu hộ, với mức tăng 4,8%, một tháng bình quân tăng 13.800 đồng/hộ. Mức tăng này hầu như không ảnh hưởng với số hộ dùng dưới 200kWh/tháng.
Khách hàng sử dụng điện từ 201 - 300 kWh, mỗi tháng sẽ phải trả thêm 32.000 đồng/tháng, Khách hàng dùng từ 301 - 400 kWh/tháng sẽ trả thêm 47.000 đồng/tháng. Với khách hàng dùng từ 401 kWh/tháng trở lên, khách hàng phải trả thêm 62.000 đồng/tháng.
Cũng theo ông Nam, việc việc tăng giá điện 4,8% sẽ làm tăng CPI khoảng 0,04%. Đây cũng là mức tăng rất thấp và đã được Chính phủ, Bộ Công Thương tính toán để không tác động nhiều đến nền kinh tế.
Cùng với điều chỉnh giá điện sinh hoạt, mức giá bán lẻ điện mới áp dụng cho các ngành sản xuất cũng có sự điều chỉnh.
Cụ thể, cấp điện áp 22 kV đến dưới 110 kV, giá từ 1.749 - 3.242 đồng/kWh, tuỳ khung giờ. Cấp điện áp 6 kV - dưới 22 kV, giá bán từ 1.812 - 3.348 đồng/kWh, tuỳ khung giờ.
Với khối hành chính sự nghiệp, giá bán lẻ điện mới là từ 2.040 - 2.124 đồng/kWh tuỳ khung giờ, cấp điện áp. Giá bán lẻ cho lĩnh vực kinh doanh có sự chênh lệch giữa giờ cao điểm, thấp điểm và cấp điện áp, tương ứng là 1.525đồng và 4.795 đồng/kWh. Các giá này chưa gồm thuế VAT.
Bộ Công Thương cho biết, giá than, giá dầu và tỷ giá là những vấn đề gây sức ép nhất với giá thành sản xuất điện năm 2023. Cụ thể, năm 2022, do EVN bị lỗ 21.800 tỷ đồng nên sức ép tăng giá điện đang ngày càng lớn.
Năm 2023, EVN được tăng giá bán lẻ điện 2 lần (ngày 9/11 và 4/5) với tổng mức tăng 142,35 đồng/kWh (tương ứng tăng 7,5%) nhưng không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện do giá đầu vào của than, dầu, và tỷ giá tiếp tục năm.
Theo kết quả kiểm kiểm tra chi phí EVN được Bộ Công Thương công bố ngày 10/10, năm 2023, EVN lỗ hơn 21.821 tỷ đồng. Kết quả kiểm tra cho thấy, vẫn còn 18.032 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa được tính vào giá điện. Nếu tính 2 năm 2022-2023, EVN bị lỗ tổng cộng khoảng 47.500 tỷ đồng. Theo Quyết định số 05 được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký ban hành ngày 26/3/2024, EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần nếu như các chi phí đầu vào có sự biến động tăng hoặc giảm.
Theo số liệu mới nhất của Cục Điều tiết Điện lực, trong số gần 80.000 MW nguồn điện toàn hệ thống (theo công suất đặt) năm 2023 và đứng đầu ASEAN. Hiện tỷ lệ sở hữu, trực tiếp quản lý nguồn điện của các doanh nghiệp năng lượng nhà nước gồm EVN, PVN và TKV hiện chỉ khoảng 47% công suất đặt. Trong đó, EVN chỉ còn nắm giữ trực tiếp và gián tiếp là 37% (10% trực tiếp và 27% gián tiếp qua các Tổng công ty phát điện); TKV chiếm 2% chủ yếu là nhiệt điện, PVN chiếm 8% chủ yếu là điện khí và thuỷ điện nhỏ. Số còn lại thuộc các nhà đầu tư tư nhân chiếm 42% và các dự án BOT chiếm khoảng 10%, nguồn điện nhập khẩu và nguồn khác chiếm khoảng 1%.
>> EVN liên tục báo lỗ hàng chục nghìn tỷ, chuyên gia nói gì?