Lifestyle

Ông lão nghèo mang bức tranh cũ đi định giá, chuyên gia chỉ nhìn qua đã vội hỏi: 'Tổ tiên của ông là ai?'

Quỳnh Châu 20/01/2024 15:21

Bức tranh này được đấu giá hơn 62 tỷ đồng nhưng giá trị thực của nó còn hơn thế gấp nghìn vạn lần.

Một ngày của những năm 1990, một ông lão ở vùng Đông Bắc Trung Quốc đã mang bảo vật của tổ tiên đến Cục Di tích Văn hóa. Nhân viên lúc đó đã ngay lập tức tiếp đón ông rất nồng nhiệt và mời một chuyên gia đến đánh giá.

Ông lão không rành về tranh nhưng đủ biết đó là món đồ quý, sợ rằng nếu bảo vật rơi vào tay những kẻ buôn bán đồ cổ thì ông sẽ không bao giờ được nhìn thấy di vật của tổ tiên nữa.

Ông muốn bức tranh được quốc gia quản lý và phần tiền thưởng có thể giúp ông an hưởng tuổi già cũng như để lại cho con cháu. Ảnh minh họa

Ông muốn bức tranh được quốc gia quản lý và phần tiền thưởng có thể giúp ông an hưởng tuổi già cũng như để lại cho con cháu. Ảnh minh họa

Sau khi nghe xong, chuyên gia mở khung tranh và bắt đầu nghiên cứu. Bức tranh có chiều dài 52cm, rộng 125,4cm, vẽ phong cảnh và con người. Tuy nhiên, các chuyên gia lúc đó còn hạn chế, ban đầu nhận định đây chỉ là bức tranh phong cảnh, tuy cổ nhưng không quý giá như lời giới thiệu bảo vật của ông lão. Thấy vậy, ông lão liền hỏi chuyên gia liệu đã nhìn xuống góc bức tranh.

Chuyên gia lúc này không khỏi bàng hoàng khi nhận ra con dấu của 3 vị Hoàng đế thời nhà Thanh là Càn Long (1711-1799), Gia Khánh (1760-1820) và Phổ Nghi (1906- 1967). Họ bày tỏ sự quan tâm đến bức tranh và hỏi ông lão: "Tổ tiên của ông là ai?"

Ông lão rất thành thật mà nói với các chuyên gia rằng cha ông từng là thị vệ bên cạnh Phổ Nghi. Trước khi giải phóng, một hôm viên quan thị vệ này nhìn thấy bức "Thập vịnh đồ" nằm trên quầy hàng ven đường. Ông biết đó là một bức tranh đắt tiền nên đã mua nó. Sau khi viên quan thị vệ qua đời, bức tranh được truyền lại cho con trai ông, chính là ông lão người Đông Bắc.

Bức

Bức "Thập vịnh đồ" quý giá

"Thập vịnh đồ" là một bức tranh nổi tiếng của thời nhà Tống, được vẽ bởi một tài tử Giang Nam. Sau này bức tranh được hoàng gia mua lại, đây cũng là bộ sưu tập của hoàng tộc các triều đại trước. Bức tranh này được đánh giá rất cao, vị tài tử này cũng chỉ vẽ duy nhất một bức tranh này trong cả cuộc đời, từ đó có thể thấy mức độ quý giá của bức tranh.

Sau khi ông lão cho biết đây là bảo vật gia truyền của gia đình mình, Cục Di tích Văn hóa đã tìm tới và trả mức giá 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng) để thu hồi lại. Tuy nhiên, ông lão không đồng ý và đưa ra mức giá 8 triệu NDT (khoảng 27 tỷ đồng). Nhân viên của Cục Di tích Văn hóa từ chối, bởi tại thời điểm năm 1992, 8 triệu NDT là một con số không tưởng, một hộ gia đình có 10.000 NDT là đã rất giàu rồi. Vị chuyên gia tăng thêm 20.000 NDT (gần 69 triệu đồng) nhưng ông lão vẫn không đồng ý, nói rằng nếu mức giá này thì ông thà để truyền đời lại cho thế hệ sau vẫn hơn.

Sau khi nghe điều này, văn phòng di tích văn hóa địa phương cảm thấy ông lão đang đưa ra mức giá không tưởng và câu chuyện mãi chưa thể có hồi kết. Một thời gian sau, Công ty Hàn Hải tìm đến, tuyên truyền chính sách bảo vệ cổ vật của Chính phủ Trung Quốc.

Cuối cùng, dưới sự bảo trợ của Công ty Hàn Hải, một buổi đấu giá được tổ chức. Rất nhiều nhà sưu tầm đồ cổ đã tham gia và trả giá khiến buổi đấu giá vô cùng gay cấn. Cuối cùng, phía đơn vị bảo tàng của Tử Cấm Thành đã quyết tâm giành chiến thắng với mức giá 18 triệu NDT (hơn 62 tỷ đồng), tức là hơn 10 triệu NDT so với mức giá đề nghị của ông lão Đông Bắc.

Khung cảnh buổi đấu giá

Khung cảnh buổi đấu giá

Tuy nhiên theo đánh giá, giá trị thực của bức tranh cổ còn hơn thế gấp nghìn vạn lần. Bảo vật này hiện được cất giữ trong Bảo tàng Cố Cung.

Theo Sohu

>> Trung Quốc sở hữu một ‘kho báu’ bí ẩn, không công khai mà ở dưới lòng đất, chuyên gia phải thốt lên: ‘Lớn tới mức mua được cả châu Âu’

Khám phá miếu cổ 3 làng thờ chung một thành hoàng ở miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng là nơi sở hữu nhiều cổ vật quý có niên đại từ thời Nguyễn

Bất ngờ phát hiện cổ vật cung đình thất lạc đang được trưng bày tại một trường đại học ở Huế

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ong-lao-ngheo-mang-buc-tranh-cu-di-dinh-gia-chuyen-gia-chi-nhin-qua-da-voi-hoi-to-tien-cua-ong-la-ai-d115161.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ông lão nghèo mang bức tranh cũ đi định giá, chuyên gia chỉ nhìn qua đã vội hỏi: 'Tổ tiên của ông là ai?'
    POWERED BY ONECMS & INTECH