Ống ngầm xuyên châu Âu vận chuyển triệu tấn 'nhiên liệu của tương lai'
Tuyến ống ngầm xuyên quốc gia vận chuyển hàng triệu tấn hydro cho châu Âu có ý nghĩa rất lớn trong mục tiêu trung hòa carbon ròng trong hai thập kỷ tới.
Châu Âu có mục tiêu đầy tham vọng đạt được mức trung hòa carbon ròng trong hai thập kỷ tới. Để đạt được điều này, nhiều quốc gia sẽ phải hợp tác, đầu tư chung cơ sở hạ tầng và công nghệ mới.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể tiếp cận nguồn hydro được vận chuyển từ châu Mỹ, nhưng vẫn chưa có tuyến vận chuyển hiệu quả nào giữa Tây Âu và Trung Âu. Một kế hoạch được đưa ra là đường ống HM2ed vận chuyển hydro xanh từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đến Trung Âu qua Pháp.
Công trình xây dựng đường ống HM2ed bắt đầu vào năm 2022. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ mất thời gian, vì vậy đường ống có thể không hoạt động hoàn toàn cho đến năm 2030.
Tuyến đường mới sẽ giúp các công ty và chính phủ châu Âu tiếp cận được 2 triệu tấn hydro xanh. Dự án này có thể tốn khoảng 2,5 tỷ euro.
Việc xây dựng đường ống thay vì khai thác mỏ giúp châu Âu tiếp cận tốt hơn với nguồn năng lượng thân thiện với môi trường quan trọng này.
Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất và vận tải không thể dựa vào năng lượng mặt trời và gió nếu muốn duy trì mức tăng trưởng hiện nay. Hydro là một nhiên liệu thay thế.
Hydro là một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, chỉ chứa 1 electron, nên rất nhẹ và không ổn định. Trên trái đất, hydro liên kết với oxy để tạo ra nước. Ở trạng thái tinh khiết, hydro có thể cháy khi kết hợp với các nguyên tố khác và phản ứng đó tạo ra năng lượng.
Hydro xanh sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi các ngành công nghiệp lớn cố gắng giảm lượng khí thải carbon.
Nhiều công ty đã khai thác hydro từ khí tự nhiên, nhưng điều đó tạo ra nhiều carbon dioxide hơn và gây ô nhiễm bầu khí quyển. Đó là lý do tại sao các nước châu Âu tập trung vào việc chỉ vận chuyển hydro xanh.
Để có được lượng hydro cần thiết vào năm 2030, các công ty trung Âu cần tiếp cận hàng triệu tấn hydro. Đường ống HM2ed đáp ứng nhu cầu hydro ngày càng tăng của châu Âu, mục tiêu cung cấp 10% nhu cầu hydro của khu vực này. Dự án sẽ cải thiện an ninh năng lượng ở châu Âu và thúc đẩy phát triển bền vững.
Mặc dù chi phí cho dự án này cao và thách thức khi phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của châu Âu, các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp vẫn đang tiến hành dự án.
(Theo Ecoticia)
>>Úc tiên phong xuất khẩu hydro xanh, đặt mục tiêu 5 tỷ USD vào năm 2030
Úc tiên phong xuất khẩu hydro xanh, đặt mục tiêu 5 tỷ USD vào năm 2030
Doanh nghiệp 'quen mặt' muốn làm dự án điện gió tại tỉnh có nhà máy hydro xanh lớn nhất