Ông Trịnh Văn Quyết là lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn FLC và Chứng khoán BOS?

30-03-2022 10:39|Phương Linh

Chứng khoán BOS không phải là công ty con hay công ty liên kết của Tập đoàn FLC nhưng lại có chung lãnh đạo chủ chốt.

Ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đơn, đơn vị đang điều tra Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và các cá nhân khác thuộc Tập đoàn FLC, CTCP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/1/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chứng khoán BOS (Mã: ART) tiền thân là Chứng khoán Artex, có trụ sở tại Tòa nhà văn phòng Bamboo Airways Tower 265 Cầu Giấy, Hà Nội – tức là cùng tòa nhà trụ sở của Tập đoàn FLC.

Chứng khoán BOS không phải là công ty con hay công ty liên kết của Tập đoàn FLC nhưng lại có chung lãnh đạo chủ chốt.

Cụ thể, Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung đồng thời là Chủ tịch Chứng khoán BOS. Ngoài ra, Thành viên HĐQT Chứng khoán BOS Lê Bá Nguyên từng là Thành viên HĐQT của Tập đoàn FLC.

Bà Trịnh Thị Thúy Nga, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc của Chứng khoán BOS đồng thời là em gái của ông Trịnh Văn Quyết.

Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, Tập đoàn FLC đã có người điều hành mới

Ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không đăng ký trước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Liên tục trong 9 phiên từ 10/1 đến 20/1, giá cổ phiếu FLC đều giảm sâu, trong đó có 8 phiên giảm kịch sàn với thanh khoản thấp, khiến cho nhiều nhà đầu tư thua lỗ.

Từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc người trong gia đình điều hành nhân viên Công ty Chứng khoán BOS và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thông đồng mua, bán chứng khoán với tần suất lớn, nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.

Các tài khoản nêu trên đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, chiếm 12% tổng khối lượng đặt mua và 2,84% tổng khối lượng khớp mua toàn thị trường; đồng thời chiếm 7% tổng khối lượng đặt bán và 12% tổng khối lượng khớp bán toàn thị trường.

Tại các phiên tăng giá, nhóm 21 tài khoản chứng khoán nói trên đã đặt mua với tổng khối lượng 77% tổng khối lượng đặt mua của nhóm. Tại các phiên giảm giá, nhóm đặt bán với tổng khối lượng 94% tổng khối lượng đặt bán của nhóm.

Hoạt động thông đồng mua bán của các tài khoản nói trên đã giúp đẩy giá FLC từ 14.650 đồng/cp vào ngày 1/12/2021 lên đỉnh 24.050 đồng/cp, tương ứng mức tăng 64%.

Ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu đơn vị với giá bình quân 22.586 đồng/cp nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch. Tổng giá trị giao dịch là 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỷ đồng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã kịp thời hủy bỏ giao dịch trái phép này, trả lại tiền cho những nhà đầu tư mua cổ phiếu của ông Quyết. Sau đó, ông Quyết đã bị phạt 1,5 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch 5 tháng kể từ ngày 18/1/2022.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: Chạy dòng tiền ‘khống’, tạo lập giá trị cổ phiếu ‘ảo’

Vụ FLC Faros: Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 21 bị can phủ nhận cáo buộc lừa đảo

Nhiều kiến nghị từ Bộ Công an sau vi phạm của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ong-trinh-van-quyet-la-lanh-dao-chu-chot-cua-tap-doan-flc-va-chung-khoan-bos-124028.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ông Trịnh Văn Quyết là lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn FLC và Chứng khoán BOS?
POWERED BY ONECMS & INTECH