Kiến thức

Phát hiện khảo cổ hàng vạn năm tuổi có loạt ký hiệu cực lạ, được đánh giá có thể viết lại lịch sử văn minh nhân loại

Linh Chi 13/08/2024 01:01

Ông Sweatman tin rằng phát hiện này có thể viết lại dòng thời gian về các nền văn minh của loài người.

The New York Times đưa tin, Martin Sweatman - nhà nghiên cứu thuộc Đại học Edinburgh (Anh), đã công bố di tích khảo cổ ông phát hiện được ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhấn mạnh rằng Gobekli Tepe từng là một quần thể đền thờ cổ đại.

Tiến sĩ Sweatman giải thích rằng những chạm khắc tinh xảo tại Gobekli Tepe kể lại câu chuyện và ghi lại ngày tháng khi các mảnh vỡ của một sao chổi - xuất phát từ một luồng thiên thạch - đâm vào Trái đất cách đây khoảng 13.000 năm. Theo nghiên cứu, vụ va chạm của sao chổi với Trái Đất được xác định là vào năm 10.850 TCN. Tại di chỉ, còn tìm thấy các biểu tượng đại diện cho chòm sao và các vị thần.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thứ mà họ cho là lịch cổ nhất thế giới theo dõi chuyển động của mặt trăng và mặt trời tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ảnh: Alistair Coombs

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thứ mà họ cho là lịch cổ nhất thế giới theo dõi chuyển động của mặt trăng và mặt trời tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ảnh: Alistair Coombs

Sweatman nói thêm đây không phải là lần đầu tiên ông tìm thấy các tàn tích của việc sao chổi va chạm vơi Trái Đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2017, ông đã viết một bài báo khoa học và khẳng định rằng các tác phẩm chạm khắc tại Gobekli Tepe được tưởng niệm trên các trụ cột và địa điểm này được sử dụng làm nơi quan sát không gian.

Tiến sĩ Sweatman nhấn mạnh phát hiện gần đây rằng một trong những trụ đá cũng như một cuốn lịch âm dương. Do đó đánh dấu ngày xảy ra va chạm phù hợp với nghiên cứu trước đây của ông. "Chúng tôi thực sự có thể rất tự tin rằng đó là một ngày", ông nói.

Sweatman bày tỏ vụ va chạm sao chổi đã mở ra kỷ băng hà kéo dài 1.200 năm và dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật lớn. Đối với con người, sao chổi có lẽ cũng dẫn đến sự khác biệt về lối sống và nông nghiệp, giúp mở ra sự trỗi dậy của nền văn minh như chúng ta biết.

Mặc dù Tiến sĩ Sweatman đã nghiên cứu các biểu tượng tại địa điểm cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ trong một thời gian dài nhưng bước đột phá gần đây chỉ đến khi có người gửi email cho ông rằng các biểu tượng hình chữ V trên trụ cột có thể được hiểu là dấu hiệu của chu kỳ mặt trăng.

“Tôi chưa từng tự mình phát hiện ra điều đó trước đây. Tôi luôn tự hỏi những biểu tượng hình hộp và hình chữ V này có thể có nghĩa là gì", ông chia sẻ.

Mỗi biểu tượng hình chữ V có thể tượng trưng cho một ngày, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Sweatman. "Giải thích này cho phép các nhà nghiên cứu đếm được một lịch mặt trời gồm 365 ngày trên một trong những trụ cột, bao gồm 12 tháng âm lịch cộng với 11 ngày phụ", nghiên cứu nêu rõ.

Chữ V cuối cùng trên trụ cột được "biểu thị bằng chữ V đeo quanh cổ của một con thú giống chim được cho là đại diện cho chòm sao hạ chí vào thời điểm đó", nghiên cứu kết luận. Các bức tượng khác gần đó, có thể đại diện cho các vị thần, đã được tìm thấy với các dấu hiệu tương tự.

Di chỉ khảo cổ Gobekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ) được cho là có niên đại khoảng 10.850 năm TCN. Ảnh: ANADOLU

Di chỉ khảo cổ Gobekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ) được cho là có niên đại khoảng 10.850 năm TCN. Ảnh: ANADOLU

Các tác phẩm chạm khắc cho thấy rằng "người xưa có thể ghi lại các quan sát của họ về mặt trời, mặt trăng và các chòm sao dưới dạng lịch mặt trời, được tạo ra để theo dõi thời gian và đánh dấu sự thay đổi của các mùa", ông nói.

Có lẽ chúng ta, những con người của thế kỷ 21, không thể tưởng tượng được cảnh con người thời xưa khắc những dấu hiệu này lên các trụ đá nhưng chúng có thể cho chúng ta biết đôi điều về con người thời xưa.

Từ những thông tin này, nhà nghiên cứu cho rằng cuốn lịch trên trụ đá tại Gobekli Tepe có thể là cuốn lịch sớm nhất của lịch sử văn minh nhân loại, sớm hơn khoảng 10.000 năm so với những ghi chép về thời gian (khoảng 150 năm TCN) đã được phát hiện tại Hy Lạp. Ông Sweatman tin rằng phát hiện này có thể viết lại dòng thời gian về các nền văn minh của loài người.

Nguồn: The New York Times

>>Dự án khảo cổ ngoài không gian đầu tiên của nhân loại: Phát hiện hơn 5.000 ‘hiện vật’

Láng giềng Việt Nam tìm thấy ‘xưởng châu báu’ 3.400 tuổi tại khu vực khảo cổ vĩ đại nhất thế giới

Phát hiện khảo cổ chấn động trong lòng hồ, hé lộ bí ẩn về người Việt cổ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/phat-hien-khao-co-hang-van-nam-tuoi-co-loat-ky-hieu-cuc-la-duoc-danh-gia-co-the-viet-lai-lich-su-van-minh-nhan-loai-d130218.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Phát hiện khảo cổ hàng vạn năm tuổi có loạt ký hiệu cực lạ, được đánh giá có thể viết lại lịch sử văn minh nhân loại
POWERED BY ONECMS & INTECH