Phát hiện này được xem là một bước đột phá trong lịch sử hình thành sự sống trên hành tinh.
Thông tin trên The Guardian cho biết, khu rừng lâu đời nhất thế giới được phát hiện ở một mỏ đá bỏ hoang gần Cairo, New York, Mỹ vào năm 2019 đã khiến nhiều người trầm trồ ngỡ ngàng. Những tảng đá 385 triệu năm tuổi tại đây đã ghi lại hóa thạch của hàng chục cây cổ thụ.
Phát hiện này được xem là một bước đột phá trong lịch sử hình thành sự sống trên hành tinh. Khi địa điểm mới không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin hữu ích về cách khí hậu của Trái Đất thay đổi theo thời gian mà còn là bằng chứng cho thấy các khu rừng đã phát triển sớm hơn 2 đến 3 triệu năm so với dự kiến trước đây.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ba loại cây tại địa điểm này - một bằng chứng cho thấy các khu rừng cổ đại bao gồm một số loài cây khác nhau. Một trong số đó, thuộc chi Archaeopteris, có rễ dài lên đến 11m. Loài này giống như cây lá kim hiện đại và là loài cây đầu tiên được biết đến có lá xanh dẹt tiến hóa.
Được biết, trước đây, hóa thạch của cây Archaeopteris lâu đời nhất được tìm thấy có niên đại không quá 365 triệu năm. Chính xác từ khi loài cây này tiến hóa thành cây hiện đại vẫn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, phát hiện tại Cairo đã chỉ ra rằng Archaeopteris đã bắt đầu quá trình chuyển đổi của nó vào khoảng 20 triệu năm trước. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng cây có hệ thống rễ lớn và phức tạp như Archaeopteris sẽ không xuất hiện sớm trong lịch sử địa chất.
Archaeopteris không chỉ ấp ủ và nuôi dưỡng sự sống cho những loài sinh vật xung quanh mình, mà còn giúp thúc đẩy quá trình sự sống, sự tiến hóa và bao phủ trên khắp Trái Đất.
Thời tiết và các tác động kích thích đã làm giảm nồng độ CO2 trong khí quyển. Các nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ nhiều CO2 khỏi khí quyển đã làm tăng nồng độ oxy một cách bền vững với bầu khí quyển chứa khoảng 35% oxy cách đây 300 triệu năm. Đồng thời điều này đã ảnh hưởng đến sự tiến hóa của các loài côn trùng. Một số loài sống trong các khu rừng cổ đại đã có sải cánh lên tới 70cm.
William Stein, nhà sinh vật học tại Đại học Binghamton ở New York và là tác giả chính của nghiên cứu mới, cho biết: "Archaeopteris dường như tiết lộ sự khởi đầu của tương lai về những khu rừng cuối cùng sẽ trở thành gì. Dựa trên những gì chúng tôi biết từ bằng chứng hóa thạch cơ thể của Archaeopteris trước đó, và bây giờ từ bằng chứng về rễ mà chúng tôi đã bổ sung, những loài thực vật này đã tiến hóa rất nhanh so với các loài thực vật kỷ Devon khác. Mặc dù vẫn còn khác biệt đáng kể so với những loài cây hiện đại, nhưng Archaeopteris dường như đã chỉ ra con đường tiến hóa trong tương lai của những khu rừng vào thời điểm đó".
Tóm lại, Archaeopteris không chỉ là nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng sự sống của các sinh vật xung quanh, mà còn thúc đẩy tiến hóa và sự phát triển của sự sống trên toàn cầu.