Đặc điểm dễ thấy nhất của loài cá này là một số sọc vàng dễ thấy ở hai bên cơ thể.
Salema porgy, còn được gọi là cá mộng, là một loài cá tráp biển phổ biến sống ở các vùng biển xung quanh Địa Trung Hải và bờ biển phía Đông của châu Phi. Được biết đến với các tên gọi như dreamfish hay salema porgy, loài cá này có đặc điểm dễ nhận biết nhất là các sọc màu vàng nổi bật trải dài hai bên cơ thể.
Việc một bài báo năm 2006 có tựa đề "Ngộ độc cá gây ảo giác (Ichthyoallyeinotoxism): Hai báo cáo trường hợp từ Tây Địa Trung Hải" đã làm cho loài cá nhỏ này được biết đến nhiều hơn.
Cụ thể, bài báo mô tả hai người đàn ông vô tình ăn cá tráp tại một nhà hàng Tây Địa Trung Hải và trải qua một loạt ảo giác thính giác và thị giác. Điều này chắc chắn không phải là một trải nghiệm dễ chịu.
Trường hợp đầu tiên là một người đàn ông 40 tuổi khỏe mạnh. Tuy nhiên, anh ta bắt đầu cảm thấy cơ thể không ổn và mệt mỏi sau khi thưởng thức bữa tối gồm cá tráp mới nướng (Sarpa salpa) trong chuyến du lịch ở vùng Riviera của Pháp.Với các hiện tượng như tầm nhìn mờ đi, cơ thể yếu đuối và cảm giác buồn nôn kéo dài, người đàn ông này quyết định chấm dứt sớm kỳ nghỉ và lái xe về nhà. Khi đó, tình trạng mờ mắt bắt đầu xuất hiện và bắt đầu rơi vào trạng thái ảo giác, cảm thấy như có rất nhiều sinh vật đang hô hào và lao vào phía anh.Người này đã lập tức ra khỏi xe và tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Sau khi đến bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ tại khoa cấp cứu của bệnh viện không biết phải làm gì với trường hợp của người đàn ông này vì anh ta không có triệu chứng rõ ràng nào ngoài ảo giác.
Sau khi được nhập viện, người đàn ông này hồi phục nhanh chóng trong vòng 36 giờ. Đồng thời các triệu chứng giảm hoàn toàn. Điều kỳ lạ hơn nữa là người này không thể nhớ bất kỳ chi tiết nào từ trải nghiệm này.
Trường hợp còn lại cũng kỳ lạ không kém là của một ông lão 90 tuổi. Ông bắt đầu cảm thấy ảo giác hai giờ sau khi ăn cá tráp biển (Sarpa salpa) mà ông mua từ một ngư dân. Ban đầu, ông liên tục nghe thấy tiếng kêu của người và chim, sau đó là gặp nhiều ác mộng trong hai đêm tiếp theo.
Không giống như trường hợp trước đó, người đàn ông này đã không chia sẻ với ai hoặc đến bệnh viện vì sợ rằng những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một bệnh tâm thần nghiêm trọng. Thay vào đó, ông ở lại trong nhà và tự chịu đựng. May mắn thay, ảo giác đã biến mất sau "chỉ" hai ngày tiếp theo.
Những trải nghiệm "khủng khiếp" này được gọi là bệnh ichthyoallyeinotoxism, một dạng ngộ độc hiếm gặp trong đó tác động của chất độc có thể gây ra sự gián đoạn hệ thần kinh và ở một số khía cạnh tương tự như LSD. Ngoài ra, không có cách chữa trị cụ thể cho dạng ngộ độc này. Hầu hết mọi người sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng vài ngày.
Trên thực tế, độc tính của loài cá này có thể thay đổi theo mùa. Điều này cho thấy "chất gây ảo giác" không đến từ bản thân của cá mà từ nguồn thức ăn của chúng - loại tảo độc mọc trên cỏ biển Posidonia Oceanica. Vì loại tảo này phát triển theo mùa, nên độc tính của cá cũng có thể thay đổi theo mùa. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được xác nhận.
Ngoài phần đầu có chất gây ảo giác, cơ thể của loài cá này không chứa bất kỳ chất độc nào hoặc mối nguy hiểm khác. Trên thực tế, loài cá này thường được sử dụng như một món ăn truyền thống ở Địa Trung Hải và thường được chế biến với hương thảo và hạt tiêu.
>> Không phải lòng, đây mới là bộ phận bẩn nhất của cá không nên ăn