Nhóm chuyên gia nhận định đây là một trong những kho báu lớn nhất từ trước đến nay.
Vào năm 2015, các chuyên gia đã bất ngờ tìm thấy một kho báu 1000 tuổi cực giá trị trong công viên Suichang rộng lên đến 3.360ha ở Lishui, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Được biết, các nhà khảo cổ khi đang tiến hành khai quật quặng ở lối ra của công viên Suichang thì tìm thấy một khối đá màu vàng óng ánh. Nhận thấy có điều đặc biệt, họ sử dụng các máy móc, dụng cụ để đào bới, mở rộng khu vực khai quật.
Để thuận tiện cho việc khai quật quặng vàng, giới chức trách đã quyết định tạm thời đóng cửa công viên. Được biết, người dân không được ra vào công việc Suichang trong một khoảng thời gian để các chuyên gia có thể triển khai dự án tìm kiếm kho báu.
Khi tiến hành đào sâu, nhóm chuyên gia này phát hiện có rất nhiều tảng đá màu vàng tương tự. Thông qua quá trình kiểm tra, họ xác định đây là những cục vàng vô cùng giá trị.
Để đào được khối đá này lên, các nhà nghiên cứu cũng đã phải dùng công nghệ đào thông minh, tất cả các máy đào sẽ được vận hành từ xa. Người điều hành chỉ cần nhấp chuột và các máy cắt, băng tải, máy chuyển và các thiết bị chuyên đào núi sẽ chạy nối tiếp nhau.
Cùng với đó, camera AI có độ phân giải cao cũng được trang bị để giám sát nhằm đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng và điều chỉnh tốc độ. Một máy đo được lắp đặt để phát hiện mức độ của quá trình đào khối đá nhằm đạt được sự liên kết hệ thống. Thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng và tích hợp hệ thống thông tin thông minh, quy trình đào đã không cần người trực.
Trong khi đó, hệ thống nền tảng cấp điện thông minh cũng được tích hợp để truyền tải dữ liệu theo thời gian thực, có chức năng kiểm soát từ xa. Hệ thống này được trang bị điều khiển truy cập thông minh, camera độ phân giải cao và các phương tiện khác để thực hiện chuyển đổi năng lượng.
Khi toàn bộ khối đá được đào ra, tất cả các chuyên gia đều sửng sốt bởi họ chưa bao giờ nhìn thấy một quặng vàng lớn như vậy. Được biết, kho báu quặng vàng tại công viên Suichang có tổng trọng lượng hơn 90 tấn. Các thử nghiệm của giới khoa học chỉ ra có 216,7 gam vàng và 3.677 gam bạc trong mỗi tấn quặng vàng.
Để phân tích rõ hơn về kho báu này, Trung Quốc đã phải sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo như quét ba chiều. Cùng với đó, các nhóm nghiên cứu đã xác định được phương pháp ghép hợp lý dựa trên tài liệu chuyên môn và công nghệ ba chiều, đồng thời tiến hành khôi phục vật liệu dựa trên nghiên cứu.
Trong quá trình này, điện toán đám mây có thể dễ dàng tính toán và phân tích nhiều dữ liệu khác nhau của vật thể trên mô hình ba chiều, bao gồm mức độ phù hợp của các vị trí nối, bối cảnh tổng thể, môi trường xung quanh…, từ đó cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho các chuyên gia trong suốt quá trình phân tích báu vật.
Sau khi các chuyên gia tiến hành đưa kho báu lên trên mặt đất, công viên Suichang cũng đã nhanh chóng mở cửa trở lại và người dân đã có thể ra vào thoải mái. Các chuyên gia sau đó đã quyết định phủ một lớp sơn bột vàng lên và để kho báu này ngay lối vào công viên để người dân có cơ hội chiêm ngưỡng thay vì đưa quặng vàng vào bảo tàng hoặc tới các cơ sở luyện chế vàng bạc.
Ngoài ra, để bảo vệ kho báu quý giá khoảng 1.000 tuổi này, giới chức trách cũng đã bố trí lực lượng bảo vệ và lắp đặt nhiều camera giám sát quanh công viên.