Phu nhân kín tiếng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Từ bạn học thành bạn đời, người phụ nữ giàu thứ 6 trên sàn chứng khoán Việt
Hiện nay, bà đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Vingroup với khối tài sản cá nhân khoảng trên dưới 7.000 tỷ đồng.
Mối nhân duyên thời đại học
Phu nhân của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup là bà Phạm Thu Hương (sinh năm 1969) hiện đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Vingroup. Dù nằm trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam nhưng bà Hương lại rất kín tiếng về đời tư. Lần đầu tiên bà Hương xuất hiện cùng chồng trước truyền thông là ngày 20/1/2022 trong buổi Lễ trao giải VinFuture lần thứ I.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương có ba người con: Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh. Câu chuyện tình yêu của họ bắt đầu từ những năm 1980, khi cả hai cùng là du học sinh tại Liên Xô. Thời kỳ đó, Việt Nam duy trì mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô và đã cử nhiều học sinh xuất sắc sang học tập trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, khoa học và kỹ thuật. Với nhiều thanh niên Việt Nam, việc được du học Liên Xô là cơ hội đổi đời và thoát nghèo.
Ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương là những thanh niên ưu tú của thời kỳ đó. Ông Vượng theo học chuyên ngành kinh tế và địa chất tại Học viện Địa chất Moscow, trong khi bà Hương xuất sắc theo học ngành Luật quốc tế. Hai người quen biết qua nhóm du học sinh Việt Nam tại Liên Xô, từ đó mối lương duyên của họ bắt đầu.
Năm 1993, ông Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp và kết hôn với bà Phạm Thu Hương, người bạn gái từ thời đại học.
Đồng hành cùng chồng trên thương trường
Sau khi kết hôn, ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương chuyển đến thành phố Kharkov, Ukraine, mở nhà hàng Việt Nam Thăng Long tại số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi tập trung đông người Việt vào thập niên 1990. Theo tờ Fast Salt Times, thời kỳ này, khủng hoảng kinh tế khiến các siêu thị ở Kharkov trống rỗng, người dân phải mua hàng bằng tem phiếu. Nhận thấy cơ hội, ông Vượng về Việt Nam mua dây chuyền sản xuất mì ăn liền thô sơ, đưa sang Ukraine để lập công ty Technocom, sản xuất mì hiệu Mivina. Sản phẩm nhanh chóng được đón nhận và trở thành món ăn phổ biến.
Ban đầu, để có vốn, vợ chồng ông vay bạn bè 10.000 USD với lãi suất 8%/tháng, sau đó vay thêm từ Ngân hàng châu Âu với lãi suất 12% để mở rộng sản xuất sang các mặt hàng như rau thơm khô, bột khoai tây, súp. Năm 1995, mì Mivina ra mắt và nhanh chóng phổ biến, đạt doanh số 1 triệu gói chỉ sau một năm. Đến năm 2004, 97% người dân Ukraine sử dụng sản phẩm này. Từ 30 nhân công ban đầu, Technocom phát triển thành một công ty thực phẩm nhanh nổi tiếng, xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia như Đức, Ba Lan, Israel. Ngoài mì ăn liền, công ty còn sản xuất khoai tây nghiền, gia vị và thực phẩm đóng gói đặt nền móng cho sự hình thành Vingroup sau này.
Từ năm 2000, ông Vượng bắt đầu đầu tư tại Việt Nam, thành lập Vinpearl năm 2000 và Vingroup năm 2002. Trước khi xây dựng Vinpearl Land và Vincom, ông từng sang Phuket (Thái Lan) để học hỏi kinh nghiệm kinh doanh khách sạn và đến Singapore tìm hiểu về trung tâm thương mại.
Đảo Hòn Tre, Nha Trang, được chọn làm nơi xây dựng Vinpearl Land đầu tiên, với tham vọng biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2006, Vinpearl Land Nha Trang ra đời với 225 phòng khách sạn và tổ hợp vui chơi đa chức năng, nhanh chóng trở thành điểm đến hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2007, ông khai trương Vincom Bà Triệu, tổ hợp thương mại lớn đầu tiên ở Hà Nội. Ba năm sau, tuyến cáp treo vượt biển nối đất liền với Vinpearl Land Nha Trang được vận hành, nằm trong số những tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới (tính đến năm 2018).
Thời gian này, ông thường xuyên di chuyển giữa Việt Nam và Ukraine để quản lý kinh doanh. Nestlé nhiều lần đề nghị mua lại Technocom nhưng ông từ chối. Đến năm 2009, ông bất ngờ bán Technocom để tập trung vào Việt Nam. Năm 2010, công ty này chính thức được chuyển giao cho Nestlé với giá trị không tiết lộ. Tại thời điểm đổi chủ, Technocom vẫn là thương hiệu lớn tại Ukraine, với hai nhà máy ở Kharkov, doanh thu 100 triệu USD/năm, sản phẩm xuất khẩu đến 20 quốc gia và 1.900 nhân viên.
Năm 2011, Vinpearl và Vincom sáp nhập qua hoán đổi cổ phần. Tháng 2/2012, cổ phiếu Vingroup (mã VIC) chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Từ hai dự án biểu tượng Vinpearl Nha Trang và Vincom Bà Triệu, Vingroup phát triển mạnh mẽ trong hai thập niên đầu thế kỷ 21. Bên cạnh bất động sản, tập đoàn còn đặt kỳ vọng lớn vào sản xuất xe điện. Thành công của Vingroup là dấu ấn của cả hai vợ chồng Chủ tịch Phạm Nhật Vượng và Phó chủ tịch Phạm Thu Hương.
Bà Phạm Thu Hương khác biệt so với nhiều phu nhân doanh nhân tại Việt Nam, tham gia sâu vào công tác điều hành Vingroup ngay từ giai đoạn đầu. Hiện nay, bà là ngưòi giàu thứ 6 trên sàn chứng khoán Việt với khối tài sản cá nhân trị giá trên dưới 7.000 tỷ đồng. Dù vậy, bà rất kín tiếng trước truyền thông.
Tổng hợp
Đây là 3 cách tỷ phú Phạm Nhật Vượng giáo dục con cái, đào tạo thế hệ F2 của Vingroup
Con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Á hậu Phương Nhi sẽ tổ chức cưới vào năm 2026