Quần đảo 30.000 người được coi là “Gót chân Achilles” của châu Âu nếu Nga phát động chiến tranh

24-05-2024 19:08|Vũ Bấc

Quần đảo tự trị này được coi là “tử huyệt” mà mọi quốc gia giáp biển Baltic bất chấp giành quyền kiểm soát nếu chiến tranh nổ ra.

Từ khi cuộc chiến giữa Nga - Ukraine nổ ra, Chính phủ Phần Lan đã nhanh chóng đặt đất nước trong tình trạng luôn luôn chuẩn bị hậu cần cho cuộc chiến. Có lẽ lịch sử không mấy tốt đẹp với Nga trong hơn 2 thế kỷ qua đã khiến dân tộc Bắc Âu này luôn trong tình trạng cảnh giác.

Quần đảo 30.000 người được coi là “Gót chân Achilles” của châu Âu nếu Nga phát động chiến tranh
Quần đảo Aland (vùng khoanh đỏ) sẽ trở thành địa điểm chiến lược quan trọng nhất để hải quân Nga tiếp cận châu Âu từ phía bắc

Nhưng cũng có lẽ cũng do Phần Lan nhận thức rõ được điểm yếu duy nhất về chiến lược của họ lại là một quần đảo nằm chơi vơi giữa biển Baltic và là một khu vực tự trị phi quân sự - quần đảo Aland.

Lịch sử phức tạp gắn liền với nhiều cuộc xung đột

Nằm giữa Thụy Điển và Phần Lan, quần đảo Aland đẹp như tranh vẽ từng là một phần của Nga nhưng hiện nay nằm dưới chủ quyền của Phần Lan dù tiếng Nga và tiếng Thụy Điển là 2 ngôn ngữ phổ biến nhất ở đây. Theo các hiệp ước quốc tế được ký kết sau cuộc chiến Crimea năm 1853-1856, không một quốc gia nào được phép đóng quân trên quần đảo Aland.

Tuy nhiên, khu vực này đang là tâm điểm của cuộc tranh luận gay gắt kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine và sau sự kiện Phần Lan gia nhập NATO năm 2023.

Phần Lan có nền quốc phòng nổi tiếng với công tác hậu cần, kinh nghiệm tác chiến khiến Mỹ và châu Âu ngưỡng mộ, được coi như phên giậu phòng thủ hàng đầu trước Nga. Tuy nhiên các nhà chính trị quân sự của quốc gia này vẫn lo lắng trước vấn đề địa chính trị. “Quần đảo Aland là ‘gót chân Achilles’ của nền quốc phòng Phần Lan”, giáo sư Alpo Rusi, cựu cố vấn Tổng thống Phần Lan, trả lời trong 1 cuộc phỏng vấn với AFP.

Huyết mạch giao thông

Nga vốn không phải một quốc gia quá mạnh về hải quân nhưng đó là do các hạn chế về mặt địa lý, không phải do quân đội. Nga giáp với biển Caspi ở phía Tây, biển Đen ở phía Tây Nam và biển Baltic ở phía Tây Bắc. Nếu không kể đến biển Caspi như một hồ nước tự nhiên khổng lồ nằm cách xa các đại dương, Biển Đen được nối với Địa Trung Hải nhưng qua eo biển Bosporus và biển Marmara đầy rẫy các quốc gia mà Nga không thể kiểm soát, thì con đường thông ra đại dương duy nhất là đi qua vịnh Phần Lan.

Quần đảo 30.000 người được coi là “Gót chân Achilles” của châu Âu nếu Nga phát động chiến tranh
Các tuyến đường biển Baltic nối St. Petersburg (Nga) với châu Âu phải đi qua quần đảo Aland

Trong đó, quần đảo Aland nằm án ngữ ngay trên con đường duy nhất này trên biển Baltic mà Nga phải đi qua nếu muốn tới châu Âu qua Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, và Đan Mạch.

Pekka Toveri, cựu thiếu tướng trong lực lượng vũ trang và hiện nay là thành viên Quốc hội Phần Lan, cho biết: “Nếu ai đó chiếm quyền kiểm soát Quần đảo Aland, họ có thể kiểm soát mọi giao thông hàng hải đến Vịnh Bothnia và Vịnh Phần Lan” - ông nhận định - “Mà nếu như vậy thì rắc rối cho chúng ta rồi”.

Khoảng 96% thương mại của Phần Lan đi qua các tuyến đường biển gần Aland. Vận tải đường bộ và đường sắt qua Na Uy hoặc Thụy Điển vào Phần Lan, bị hạn chế bởi mùa đông khắc nghiệt ở gần Bắc Cực, khiến đường xá xuống cấp và khổ đường sắt giữa các nước khác nhau.

Quần đảo Aland cũng là nơi có cơ sở hạ tầng năng lượng và truyền thông quan trọng, bao gồm cả đường ống dầu, cáp điện và internet dưới biển.

Quần đảo 30.000 người được coi là “Gót chân Achilles” của châu Âu nếu Nga phát động chiến tranh
Các cung đường vận tải từ Thụy Điển ("Sverige") và Phần Lan (Nguồn ảnh: Radio Sweden)

Số phận của Aland sẽ về đâu khi căng thẳng leo thang?

Tình hình căng thẳng ngày càng leo thang khi hành động của Nga đối với Ukraine đã thúc đẩy Phần Lan gia nhập NATO. Hiện nay, tám trong số chín quốc gia giáp Biển Baltic hiện là thành viên NATO; chỉ có Nga là không.

Ông Toveri là người dẫn đầu trong quan điểm cứng rắn đối với Nga bằng việc đóng cửa lãnh sự quán Nga trên Quần đảo Aland và cho phép lực lượng Phần Lan huấn luyện trên đó. Ông cho biết quần đảo này là huyết mạch sống còn với Phần Lan và cho rằng nên học theo cách làm của Thụy Điển với đảo Gotland. (Chính phủ Thụy Điển đã tái vũ trang hòn đảo dân sự này sau khi Nga “sáp nhập” Crimea vào năm 2014, sau đó tái triển khai quân thường trực, bổ sung xe tăng và kích hoạt lại hệ thống phòng không).

Tuy nhiên, việc dỡ bỏ các lớp hiệp định phi quân sự hóa quốc tế sẽ rất phức tạp và hiện tại khó có thể xảy ra. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy 30.000 cư dân Aland thấy không cần thiết phải làm như vậy và Chính phủ Phần Lan trước giờ luôn tôn trọng ý kiến của người dân qua các cuộc trưng cầu dân ý.

Thay vào đó, Phần Lan đang tăng cường chuẩn bị các điều kiện kinh tế, hậu cần, phòng thủ trước nguy cơ chiến tranh. Ông Wille Rydman, Bộ trưởng Kinh tế Phần Lan, cho biết nước này đã chuẩn bị cho các kịch bản khác nhau, từ nỗ lực của Nga nhằm giành quyền kiểm soát Biển Baltic cho đến các hoạt động cụ thể hơn nhằm phá hoại mối quan hệ giữa Phần Lan và NATO.

Quân đội Phần Lan cho biết gần đây có sự gia tăng của các thiết bị gây nhiễu tín hiệu vệ tinh của phương Tây, được truy tìm thấy ở các khu vực gần khu vực St. Petersburg và Kaliningrad của Nga, thông qua các thiết bị hàng không, điện thoại thông minh và hệ thống vũ khí.

Jan Olav Hanses, giám đốc điều hành của Viking Line Abp - có trụ sở tại Aland và là hãng vận chuyển hàng hóa lớn giữa Thụy Điển và Phần Lan - cho biết ông đang giới thiệu các hệ thống dự phòng trong trường hợp hệ thống định vị của đội tàu của ông là mục tiêu tiếp theo.

Hanses cho biết: “Chúng tôi cần phải chuẩn bị,” đồng thời cho biết thêm rằng hoạt động bán hàng và đặt chỗ của công ty đã bị gián đoạn trong 24 giờ sau một cuộc tấn công mạng vào trang web của công ty vào tháng 10 và các tin tặc đã tự nhận mình là người Nga.

Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Quốc gia Phần Lan cũng đã khuyến nghị và bắt đầu yêu cầu các hoạt động vận tải trên biển Baltic sẽ chuyển sang khai thác tuyến đường kém hiệu quả nhưng an toàn hơn, cũng như giảm số lượng thủy thủ đoàn để chuyển sang phục vụ hậu cần quân đội khi cần thiết.

Phần Lan hiện nay đã cập nhật luật khẩn cấp cho phép nhà nước trả thêm bảo hiểm cho hàng hóa quan trọng, tàu, máy bay và các phương tiện khác vận chuyển chúng cùng với thủy thủ đoàn.

>> Quốc gia Bắc Âu có biên giới 1.340km với Nga tăng cường chuẩn bị cho 'kịch bản chiến tranh'

EU không chuyển tiền cho Nga kể cả khi trừng phạt được dỡ bỏ

Huyện đảo là nơi VinFast đưa xe điện sang Mỹ sắp 'cất cánh' lên quận đảo

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quan-dao-30000-nguoi-duoc-coi-la-got-chan-achilles-cua-chau-au-neu-nga-phat-dong-chien-tranh-235874.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Quần đảo 30.000 người được coi là “Gót chân Achilles” của châu Âu nếu Nga phát động chiến tranh
POWERED BY ONECMS & INTECH