Các ngân hàng đã xuống tiền mua lại khoảng 57.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong quý 2 - quán quân thuộc về ai?
Trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp công bố thông tin không thể thanh toán đúng hạn gốc – lãi trái phiếu, thì điểm sáng lại đến từ nhóm ngân hàng.
Thống kê từ HNX cho thấy riêng trong quý 2/2023 vừa qua đã có đến 17 ngân hàng xuống tiền mua lại trái phiếu trước hạn, tăng mạnh so với cùng kỳ và cả quý 1/2023. Tống khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn của nhóm ngân hàng đạt trên 57.000 tỷ đồng.
TPBank dành quán quân về mua lại trái phiếu trước hạn quý 2
Trong quý 2/2023 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – mã chứng khoán TPB) đã tổ chức 10 đợt mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 7.500 tỷ đồng - trở thành ngân hàng mua lại nhiều trái phiếu trước hạn nhất trong quý 2.
Về tình hình kinh doanh, quý 1/2023 TPBank đạt 1.413 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đến hết quý 1/2023 đạt 172.753 tỷ đồng, tăng 7,3% so với đầu kỳ. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,4%.
TPBank cũng mang tiền đi đầu tư với hơn 74.300 tỷ đồng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, tăng 11.800 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó có 21.600 tỷ đồng “chứng khoán nợ của các tổ chức kinh tế trong nước phát hành”. TPBank không nêu rõ đó là những khoản đầu tư nào.
Rất nhiều ngân hàng đã mua lại hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Nhóm các ngân hàng BIDV, OCB và MSB cũng đua nhau mua lại trái phiếu trước hạn trong quý 2 vừa qua. Mỗi ngân hàng trong TOP 2 này mua lại xấp xỉ 5.800-5.900 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.
Ngân hàng Á Châu (ACB) của vị chủ tịch trẻ tuổi Trần Hùng Huy cũng tổ chức mua lại 2 đợt trái phiếu trước hạn, mỗi lô 2.500 tỷ đồng. Tổng giá trị trái phiếu trước hạn mua lại 5.000 tỷ đồng.
Techcombank (TCB) cũng là một trong số những ngân hàng xuống tiền mua lại nhiều trái phiếu trước hạn trong quý 2 vừa qua. Tổng Techcombank tổ chức 4 đợt mua lại với giá trị 4.500 tỷ đồng.
An Bình Bank (ABB), VPBank (VPB), VIB, HDBank (HDB), Bắc Á Bank BAB), Bản Việt (BVB), Lienvietpostbank (LPB) và Sacombank (STB) đều là những ngân hàng chi hàng nghìn tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn trong riêng quý 2 vừa qua.
Ba ngân hàng còn lại có mua lại trái phiếu trước hạn, nhưng giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, trong đó Vietinbank mua lại 800 tỷ đồng, Vietbank (VBB) mua lại 831 tỷ đồng còn Nam Á Bank (NAB) đã mua lại 200 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.
Điểm chung của các lô trái phiếu mà các ngân hàng chọn mua lại trước hạn này là đều còn cách rất xa đến ngày đáo hạn.
Các doanh nghiệp đã mua lại 31.600 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 6
Hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA) thống kê cho thấy trong tháng 6/2023 đã có 13 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị 8.170 tỷ đồng. Số trái phiếu này nếu so với cùng kỳ không nhiều, nhưng so với tình hình huy động vốn dè dặt từ đầu năm, thì đây đã là tín hiệu mới.
Các doanh nghiệp cũng đã mua lại gần 31.600 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 6, giảm 8% so với cùng kỳ. Ước tính 6 tháng cuối năm sẽ có khoảng 158.500 tỷ đồng tráoi phiếu doanh nghiệp đáo hạn.
CII nâng vốn điều lệ lên gần 3.200 tỷ đồng
Hiểu đúng về khoản 'hợp đồng hợp tác đầu tư' của Novaland (NVL) sau quý III