SCB tiếp tục đóng cửa thêm 9 phòng giao dịch
Đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã liên tục đóng nhiều phòng giao dịch kể từ khi bị diện kiểm soát đặc biệt trên cả nước.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tiếp tục chấm dứt 9 phòng giao dịch, nâng tổng số lượng phòng giao dịch đóng cửa lên 29 điểm trong 4 tuần qua.
Ngày 18/7 vừa qua, SCB đã tiếp tục chấm dứt 5 phòng giao dịch bao gồm:
Phòng giao dịch Trần Nguyên Hãn (chi nhánh Hồng Bàng) tại TP.Hải Phòng.
Phòng giao dịch Lạch Tray (chi nhánh Hồng Bàng) tại TP.Hải Phòng.
Phòng giao dịch Lê Hồng Phong (chi nhánh Hồng Bàng) tại TP.Hải Phòng.
Phòng giao dịch Tân Biên (chi nhánh Đồng Nai) tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Phòng giao dịch Tân Cảng (chi nhánh Chợ Lớn) tại TP.HCM.
Trước đó vài ngày, SCB cũng đã đóng cửa các phòng giao dịch như:
Phòng giao dịch Văn Thánh (chi nhánh Tân Định) tại TP.HCM.
Phòng giao dịch An Nhơn (chi nhánh Bình Định) tại tỉnh Bình Định.
Phòng giao dịch Q.3 (chi nhánh Phạm Ngọc Thạch) tại TP.HCM.
Phòng giao dịch Lê Đại Hành (chi nhánh Tân Phú) tại TP.HCM.
Hình ảnh minh họa, nguồn: Internet |
Từ sau khi SCB được Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ ngày 15/10/2022 đến nay, nhà băng này đã thực hiện đóng cửa nhiều phòng giao dịch trên cả nước. Theo SCB, mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch của SCB.
Ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB từng bước ổn định, phục hồi và hoạt động bình thường.
Theo ông Tú, Ngân hàng SCB rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí có thể coi là khủng hoảng.
Với chức năng của Chính phủ, của ngân hàng trung ương các nước, khi có ngân hàng thương mại khó khăn, các nước đều phải có những giải pháp cụ thể, kịp thời để đảm bảo cho ngân hàng đó không đổ vỡ, gây hệ lụy chung cho hệ thống tài chính cũng như an toàn của các hệ thống ngân hàng thương mại.
>>PGBank (PGB) báo lãi trước thuế 268 tỷ đồng, hoàn thành 48% kế hoạch