Shark Tank mùa 5 tập 8: Startup quyết tâm bắt cá mập về Bánh mì Má Hải

25-07-2022 10:46|Quốc Phong

Mở màn cho tập 8 Shark Tank là startup Bánh mì Má Hải. Hai đại diện kiêm đồng sáng lập thương hiệu là Hồ Đức Hải và Đoàn Văn Minh Nhật đến chương trình gọi số vốn 5 tỷ cho 10% cổ phần công ty.

Thương hiệu Bánh mì Má Hải bắt đầu kinh doanh từ năm 2013 khi cả 2 còn là sinh viên với số vốn vỏn vẹn 3 triệu đồng.

Chỉ 3 năm sau - 2016, startup này đã mở được 40 điểm bán tại TP.HCM. Năm 2018, thương hiệu tiến hành nhượng quyền và hiện tại đã có gần 400 điểm bán tại các tỉnh thành trên cả nước.

Giới thiệu về sản phẩm, 2 nhà đồng sáng lập cho biết Bánh Mì Má Hải là sự kết hợp giữa vỏ bánh mì giòn giòn, chả cá dai dai kết hợp nước sốt tứ vị mặn - ngọt - chua - cay, sự thanh thanh của dưa leo và một chút the the của rau răm.

Tầm nhìn mà Bánh mì Má Hải hướng đến tạo nên một thương hiệu bánh mì gây thương nhớ, góp phần nâng tầm bánh mì Việt trên thị trường quốc tế

Năm 2020, Bánh mì Má Hải đạt doanh thu 2 triệu USD. Đến năm 2021 bị ảnh hưởng của dịch bệnh nên báo lỗ.

Hiện tại - năm 2022, doanh thu của startup này là 150.000 USD/ tháng (khoảng 3,5 tỷ đồng).

Với tốc độ hiện tại, startup cho rằng đến những tháng cuối năm, doanh thu mỗi tháng sẽ đạt khoảng 200 - 250.000 USD (khoảng 4,7 - 5,8 tỷ đồng). 

Về hình thức nhượng quyền, Bánh mì Má Hải cung cấp trọn gói cho đối tác 1 chiếc xe bán bánh mì, thương hiệu là hơn 7,5 triệu đồng sau đó cung cấp thêm nguyên liệu, nước sốt, bao bì. Ở mỗi địa phương, startup sẽ có gợi ý cho startup về những sản phẩm bánh mì tại chỗ để phù hợp với tiêu chuẩn của Bánh mì Má Hải.

Đơn vị này cũng đã có nhà xưởng, dù đang đi thuê nhưng đã được trang bị đầy đủ thiết bị và máy móc hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Minh Nhật cũng cho biết thêm cứ 6 tháng đều phải thực hiện kiểm định sản phẩm 1 lần đồng thời lưu mẫu tại xưởng để kiểm soát chất lượng.

295819965_3310981005888843_5475279473347041042_n.jpeg

Thời gian tới, Bánh mì Má Hải muốn phát triển mô hình kios, nghiên cứu phát triển thêm vỏ bánh mì để cung cấp toàn diện khi nhượng quyền, đảm bảo kiểm soát được luôn chất lượng vỏ bánh mì.

Ngay sau đó, startup cũng xin phép "lật bài ngửa" với các Shark, đưa ra lý do thuyết phục Shark Liên đầu tư cho mình:

Thứ nhất là mô hình có thể tích hợp với hệ sinh thái của Shark Liên. Khi Bánh Mì Má Hải phát triển được 1000 điểm lưu động và đặt giả thuyết các chủ nhượng quyền này trở thành đại lý phân phối bảo hiểm của Shark Liên.

Thứ 2, Bánh Mì Má Hải luôn hướng tới khát vọng muốn tạo ra mô hình giúp cho mọi người kiếm thêm thu nhập của mình bởi vì sau khủng hoảng Covid mọi thứ trở nên rất khó khăn.

Thứ 3, Minh Nhật cho biết chính bản thân mình cũng là thành viên của cộng đồng LGBT. "Từ khi còn rất nhỏ, em đã chứng kiến cộng đồng LGBT rất khó khăn, phải làm đủ nghề và không được sự đánh giá cao của xã hội. Bây giờ em đã đủ lực giúp họ và cần sự đồng hành của Shark để cho họ có thể có những chương trình an sinh và tái lập nghiệp".

Minh Nhật đã từng có cơ hội làm việc ở công ty đa quốc gia nhưng từ bỏ và chọn đi khởi nghiệp và bị gia đình phản đối. Điều này đã chạm đến tự ái của mình và đó cũng là động lực để Minh Nhật đạt được điều mong muốn.

Sau khi nghe phần thuyết trình của startup Bánh mì Má Hải, các Shark đã đưa ra quyết định cuối cùng:

Phó Chủ tịch Cen Land, Shark Hưng quyết định không đầu tư vì cho rằng với mô hình của Bánh mì Má Hải chỉ cần duy trì vài trăm cửa hàng và làm nó thật tốt lên, đồng nhất chất lượng là đủ ổn rồi còn khi có người khác vào, nhiều tiền lên lại có thể là vấn đề.

Shark Bình cũng không đầu tư vì mô hình của Bánh mì Má Hải không phải là khẩu vị của vị "cá mập" này.

Shark Linh rất thích startup này vì 2 lý do. Một là 2 nhà sáng lập trông rất tươi, tràn đầy năng lượng và 2 là thích mô hình kinh doanh của Bánh mì Má Hải. Shark Linh đưa ra đề nghị 5 tỷ cho 35% cổ phần.

Shark Louis lại gợi ý về việc có thể hợp tác với các sản phẩm khác như cafe, trà sữa, bánh mì thịt... mà ông cũng đang đầu tư.

Startup cho biết nếu mô hình tích hợp được và mang lại giá trị cho những đối tác nhượng quyền thì Bánh mì Má Hải có thể cộng tác được. Sau khi trao đổi nhỏ với Shark Liên, Shark Louis đưa ra đề nghị Shark Louis và Shark Liên, Shark Linh sẽ đầu tư với mức 5 tỷ cho 36% cổ phần.

Sau khi hội ý, startup lần lượt đưa ra mức deal 5 tỷ cho 30% và 7,5 tỷ cho 36% cổ phần nhưng 3 Shark không đồng ý.

Cuối cùng startup quyết định đồng ý với đề nghị 5 tỷ cho 36% với sự đồng hành của Shark Louis, Shark Liên và Shark Linh.

Quan điểm của Shark Việt về cho vay tiền: Người cho vay phải xác định tiền đi không về và họ sẽ phải trả mình kiếp sau

Shark Phú: Cuộc đời này tôi chả tin ông nào cả, những người vay tiền tôi chưa ai trả hết...

Chuyện các shark: Intracom Group của shark Việt lãi 'đi lùi', nợ phải trả 5.400 tỷ đồng, vượt vốn chủ sở hữu

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/shark-tank-mua-5-tap-8-startup-quyet-tam-bat-ca-map-ve-banh-mi-ma-hai-141689.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Shark Tank mùa 5 tập 8: Startup quyết tâm bắt cá mập về Bánh mì Má Hải
POWERED BY ONECMS & INTECH