Sốc với kim tự tháp gần như còn nguyên vẹn sau 1.500 năm: 'Trấn yểm' siêu núi lửa, xây bằng thứ vật liệu chết chóc từng đe dọa nền văn minh

13-02-2024 20:51|Hải Yến

Báo chí nước ngoài gọi kim tự tháp cao chót vót này là "công trình mọc lên từ đống tro tàn".

Cuộc khai quật ở El Salvador làm lộ 1 kim tự tháp Maya ở nơi không thể ngờ tới, xây bằng chính thứ vật liệu chết chóc từng đe dọa nền văn minh.

Theo Acient Origins, kim tự tháp được xây nên trên chính địa điểm bị ảnh hưởng nặng nề bởi vụ phun trào núi lửa lớn nhất Trung Mỹ trong 10.000 năm qua. Kim tự tháp đồ sộ, cao 22m nằm trong thung lũng Zapotitán, gần làng cổ San Andrés.

Kim tự tháp Maya vừa được khai quật. Ảnh: National Geographic

Kim tự tháp Maya vừa được khai quật. Ảnh: National Geographic

Theo Heritage Daily, ngôi làng cổ này đã bị chôn vùi bởi lớp tro dày và vật liệu đá nóng sau vụ phun trào năm 539 sau Công Nguyên, nơi vốn chỉ cách núi lửa 40 km.

Nó không bị dung nham trực tiếp thiêu rụi nhưng không tránh khỏi cơn mưa tro bụi từ siêu núi lửa. Vụ phun trong này đã khiến Trái Đất lạnh đi đáng kể và biến cả thung lũng thành miền đất chết.

Nhưng người Maya đã quay lại, như một chiến binh. Nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư khảo cổ học Akira Ichikawa từ Đại học Colorado (Mỹ) cho biết người Maya đã bắt đầu khởi công kim tự tháp trong khoảng 5-30 năm sau vụ phun trào, sau khi các vật liệu đá nóng và lớp tro cứng lại.

Hình ảnh thực về các cấu trúc còn nguyên vẹn bên trong và bản đồ 3D của cả công trình

Hình ảnh thực về các cấu trúc còn nguyên vẹn bên trong và bản đồ 3D của cả công trình

Sử dụng chính tro và đá nguội từ núi lửa, trộn với đất, họ đã xây nên nền móng vững chắc cho kim tự tháp được đặt tên là Campana, thiết kế chính xác theo phong cách kim tự tháp Maya. Họ có thể mất vài thập kỷ để xây dựng nên kim tự tháp.

Các cuộc kiểm tra sâu hơn bên dưới tro bụi núi lửa càng khẳng định nó chỉ mới được xây sau thảm họa bởi trước khi siêu núi lửa phun trào, ở đây không có cấu trúc xây dựng nào.

Đến năm 620, núi lửa Loma cách đó 6km tiếp tục phun trào, kim tự tháp tiếp tục được "nâng cấp" và trở nên đồ sộ.

Cuộc khai quật đã hé lộ ra những chi tiết nguyên vẹn và vững chắc của kim tự tháp, bao gồm cầu thang và những lối đi ngầm còn nguyên vẹn dẫu đã bị thời gian tàn phá sau 1.500 năm.

Dưới bóng kim tự tháp thiêng, dân làng đã dần quay trở lại thung lũng và sinh sống ở đó cho đến khi nền văn minh của họ sụp đổ.

>> Vượt mặt Ai Cập, Đông Nam Á có kim tự tháp ‘già’ nhất thế giới với niên đại 28.000 năm tuổi

Kim tự tháp cổ nhất thế giới nằm trong lòng núi ở Đông Nam Á, được xây qua 4 giai đoạn từ 25.000 năm trước, từng bị nhầm là một ngọn đồi

Theo Chất lượng cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/soc-voi-kim-tu-thap-gan-nhu-con-nguyen-ven-sau-1500-nam-tran-yem-sieu-nui-lua-xay-bang-thu-vat-lieu-chet-choc-tung-de-doa-nen-van-minh-d116110.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Sốc với kim tự tháp gần như còn nguyên vẹn sau 1.500 năm: 'Trấn yểm' siêu núi lửa, xây bằng thứ vật liệu chết chóc từng đe dọa nền văn minh
POWERED BY ONECMS & INTECH