CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà - Sudico (Mã SJS - HOSE) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với việc cả doanh thu và lợi nhuận đều lao dốc mạnh so với cùng kỳ.
Trong quý 3/2022, Sudico ghi nhận doanh thu đạt 130,6 tỷ đồng - giảm 29,3% so với cùng kỳ; tỷ lệ tăng giá vốn bán hàng cao hơn quý 3/2021 (với 105,2 tỷ đồng) dẫn đến lãi gộp thu về chỉ ở mức 25,4 tỷ; biên lãi gộp đạt 19,4%.
Trong kỳ, công ty ghi nhận chi phí tài chính giảm 57,1% về 1,05 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 60,2% còn 8,8 tỷ đồng trong khi các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Sau trừ các khoản thuế phí, SJS thu về 2,8 tỷ lãi sau thuế - giảm tới gần 86% so với cùng kỳ năm trước và giảm 54% so với quý trước đó.
Sudico cho biết nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh trong quý 3 do trong kỳ, CTCP Sudico Hòa Bình (Công ty con của Sudico) không phát sinh doanh thu từ dự án mở rộng Khu dân cư Bắc đường Trần Hưng Đạo, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Như vậy sau đổi chủ (ngày 19/4/2022, Tổng CTCP Sông Đà - (Mã SJG - UPCoM) đã bán ra toàn bộ 41,7 triệu cổ phiếu SJS để giảm sở hữu từ 36,65% về còn 0%. Ngược lại CTCP Thương mại Dịch vụ Đầu tư An Phát đã mua vào toàn bộ số cổ phiếu trên), đây đã là quý kinh doanh lao dốc thứ 2 liên tiếp của Sudico.
Xem thêm: Sudico (SJS) có gì thú vị để "doanh nghiệp kín tiếng" Đầu tư An Phát "nhảy vào"?
Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu đạt 368,03 tỷ đồng - giảm 30,1%YoY; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 48 tỷ đồng - giảm 43% so với năm trước và mới chỉ hoàn thành được hơn 18% kế hoạch lợi nhuận năm (264 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt 22,85 tỷ đồng - giảm 65,6% YoY.
9 tháng năm 2022, Sudico ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 582,4 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 188,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 47,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 354,7 tỷ đồng - chủ yếu tăng vay nợ.
Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt.
Được biết kể từ năm 2006 (thời điểm niêm yết cổ phiếu SJS) tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính (âm) của Sudico vượt mức 582,4 tỷ đồng; năm có dòng tiền âm lớn nhất là 2021 với mức âm 398,07 tỷ đồng.
Như vậy, doanh nghiệp mảng phát triển bất động sản này vẫn tiếp tục mô hình kinh doanh thâm hụt vốn và ghi nhận dòng tiền âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.
Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của SJS giảm nhẹ so với đầu năm còn 6.784 tỷ đồng trong đó tồn kho vẫn ở mức khổng lồ với 3.664 tỷ đồng - chiếm 54% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 2.288,5 tỷ đồng - chiếm 33,7% tổng tài sản
Cơ cấu tồn kho của Sudico tới 30/9/2022
Trong kỳ, tồn kho chủ yếu 3.597,4 tỷ đồng Dự án Khu đô thị Nam An Khánh; Ngoài ra, tài sản dở dang dài hạn chủ yếu 1.230,8 tỷ đồng dự án Hòa Hải – Đà Nẵng, 538,9 tỷ đồng dự án Văn La –Văn Khê, 177,2 tỷ đồng dự án Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, 156,3 tỷ đồng dự án Tiến Xuân, 109 tỷ đồng dự án Khu đô thị Nam An Khánh mở rộng …
Tính tới cuối quý 3, tổng nợ phải trả giảm 440 tỷ về mức 4.300 tỷ đồng trong đó vay nợ tài chính tăng 29,7% so với đầu năm lên 1.562 tỷ đồng song công ty không ghi nhận lãi vay tài chính ghi nhận tại báo cáo thuyết minh.
Trong kỳ, phải trả ngắn hạn khác giảm 48,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 740,6 tỷ đồng về 799,3 tỷ đồng trong đó SJS thuyết minh phải trả ngắn hạn giảm chủ yếu không ghi nhận so với cùng kỳ 350 tỷ đồng phải trả hợp tác kinh doanh; không ghi nhận so với cùng kỳ 100 tỷ đồng phải trả bà Trịnh Thị Hà; không ghi nhận so với cùng kỳ 70,6 tỷ đồng phải trả ông Nguyễn Cảnh Hùng,...
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SJS kết phiên 28/10/2022 tại mức 63.000 đồng - giảm 23% so với đầu năm.
Novaland (NVL) chấm dứt hợp đồng kiểm toán với đơn vị thuộc Big4 sau gần một thập kỷ hợp tác
Đình chỉ kiểm toán viên liên quan báo cáo tài chính năm 2023, Quốc Cường Gia Lai (QCG) nói gì?