Bất động sản

Tận dụng gầm cầu làm nơi trông giữ xe liệu có phải là giải pháp hợp lý?

Ngọc Trà 26/09/2023 06:30

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT về việc tận dụng 4 gầm cầu để làm bãi trông giữ phương tiện. Tuy nhiên, vấn đề này lại vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Thiếu các điểm trông giữ xe cộ hiện đang là bài toán khó đối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Thành phố Hà Nội hiện có gần 8.000.000 xe cơ giới các loại, nhưng 90% số phương tiện không có chỗ gửi xe cố định chủ yếu dừng đỗ tạm bợ. Bối cảnh quỹ đất giao thông tĩnh chỉ đáp ứng được 10%.

Các quận huyện trong thành phố hiện đang xảy ra thực trạng ô tô, xe máy dừng đỗ vô tội vạ tại các bãi đất trống, dự án xây dựng chậm triển khai, bãi để xe bệnh viện, trường học, cơ quan hay thậm chí là nhà dân… cả có phép và không phép. Điều đáng nói, các gầm cầu không nằm trong danh sách cho phép khai thác sử dụng cũng bị người dân cắt xẻ đặt biển “Trông giữ xe”.

Chính điều này đã khiến thủ đô không chỉ ùn tắc giao thông mà còn mất mỹ quan đô thị. bất chấp các quy định pháp luật về an toàn PCCC, ATGT hàng loạt các bãi đỗ xe mọc lên như nấm sau mưa gây bức xúc dư luận.

vinh-tuy-2-1694401481962734596334

Địa điểm trông xe được cấp phép do Công ty TNHH MTV khai thác và quản lý. Ảnh: Thanh Niên.

Thực tế, vào tháng 6/2020 Sở GTVT Hà Nội cấp phép cho Công ty TNHH MTV khai thác bốn gầm cầu là: Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng), Ngã Tư Vọng (quận Đống Đa), Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) làm nơi trông giữ các phương tiện cơ giới. Trước khi đi vào hoạt động bốn địa điểm này phải đảm bảo các an toàn theo quy định. Tính đến nay có 3 gầm cầu vẫn tổ chức trông giữ các phương tiện, riêng gầm cầu cạn Mai Dịch dừng hoạt động để cải tạo.

Trong khi chờ quỹ đất bố trí các điểm trông giữ xe, bốn gầm cầu được trưng dụng chính là "cứu cánh" của người dân thủ đô. Tuy nhiên, trong suốt thời gian bốn địa điểm trên được khai thác sử dụng đã vấp phải nhiều luồng ý kiến. Các gầm cầu được khai thác làm chỗ trông xe đều nằm ở các nút giao có phương tiện giao thông qua lại đông đúc nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Do đó nếu muốn tận dụng lâu dài thành phố cần có giải pháp cụ thể tránh các nguy cơ tiềm ẩn.

Gửi xe dưới gầm cầu là giải pháp thực thi hay tiềm ẩn hiểm họa?

Mới đây UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT thống nhất việc tiếp tục tạm thời tổ chức điểm trông giữ xe dưới 4 gầm cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Mai Dịch để phục vụ nhu cầu người dân. Bộ Giao thông vận tải cho biết, căn cứ vào Thông tư số 35 Bộ GTVT ban hành ngày 9/10/2017 quy định: “Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác…” nên bãi đỗ xe thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, không thuộc công trình đường bộ. Do vậy, về nguyên tắc sẽ không được tổ chức hoạt động kinh doanh trông giữ xe tại đây.

Phát biểu trên Vnexpress, chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Thanh cho biết, “Chính quyền đô thị có thể tổ chức các trông xe ở các điểm được cấp phép đảm bảo an toàn, giao thông, xong nếu đưa nội dung này vào luật lại hoàn toàn không hợp lý”.

PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho rằng, không gian dưới gầm cầu hiện đang để trống nên phủ trống bằng cây xanh. Các điểm trông giữ xe nằm ở huyết mạch giao thông khi xe đi vào điểm rất dễ gây ùn tắc.

bai-xe-gam-cau-5-15530629997101720526708

Những điểm giữ xe tận dụng từ gầm cầu. Ảnh: Kinh tế đô thị.

Trái ngược với ý kiến trên, ông Phan Lê Bình, chuyên gia quy hoạch giao thông, ủng hộ đề xuất cho phép tổ chức các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu. Theo ông nên ưu tiên trông xe đạp, xe máy của dân sử dụng đường sắt đô thị ở cầu Cạn ga vành đai 3, ga Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong quá trình sửa đổi luật dự thảo Đường bộ, Ban soạn thảo đã cập nhật, đưa nội dung quản lý, sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông, giữ phương tiện giao thông. Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các ý kiến của chuyên gia, việc sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông, giữ phương tiện giao thông đã không được đưa vào quy định tại dự thảo Luật Đường bộ dự kiến. Vấn đề này sẽ tiếp tục được Quốc hội bàn luận tại kỳ họp tháng 10 tới đây.

Thế giới giải quyết gầm cầu đường bộ thế nào vừa duy mỹ vừa hiệu quả?

Trên thế giới, người ta tận dụng gầm cầu vào nhiều mục đích. Tùy khoảng tĩnh không có thể bố trí đỗ ô tô, xe đạp, xe máy hoặc trồng hoa, cây cảnh, tạo một không gian đô thị văn minh, sạch đẹp.

Ở Đức, các gầm cầu cạn đều được đỗ xe cá nhân, trừ xe trọng tải lớn và đều được lắp đặt và trang bị hệ thống chống cháy tự động. Tại Nhật Bản, một số gầm cầu cạn được bố trí làm nơi trông giữ xe, ưu tiên phục vụ người dân đi tàu điện. Bên cạnh đó, các bãi đỗ xe này đều được trang bị những phương tiện chữa cháy ban đầu để kịp thời xử lý trong trường hợp xảy ra cháy nổ.

Đất nước Ấn Độ thì lại có ý tưởng vô cùng độc đáo, họ biến những gầm cầu bỏ không thành khuôn viên xanh mát có mái che. Trước đó, hầu như những gầm cầu này đều bị bỏ không, thậm tệ hơn còn trở thành nơi chứa rác thải.

one-green-mile-mvrdv1-1693209023

Gầm cầu vượt tại đây được thiết kế lấy cảm hứng từ phong cảnh, những ngọn đồi và một vài thung lũng nhỏ. Nhiều cây xanh được trồng dưới gầm cầu, trở thành giải pháp giảm tiếng ồn, khói bụi hiệu quả. Hệ thống ánh sáng được trang bị đầy đủ phục vụ nhu cầu vào buổi tối.

Đất nước Hàn Quốc bắt đầu xây dựng cầu vượt vào những năm 1970 khi đất nước bắt đầu công nghiệp hóa nhanh chóng nhưng không có kế hoạch tận dụng đất dưới những cây cầu. Theo Chính quyền Thủ đô Seoul, tại thành phố này hiện có gần 200 cầu vượt đường bộ, với không gian bên dưới gầm cầu nếu cộng lại sẽ có diện tích bằng khoảng 210 sân bóng đá. Do đó, chính quyền Thủ đô Seoul đã có ý tưởng tận dụng không gian dưới khu vực đi bộ.

1-1315

Hay tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc, công viên chủ đề đầu tiên được xây dựng dưới không gian của một chiếc cầu vượt. Kiến trúc sư đã khéo léo sử dụng "không gian chết" để biến nó trở thành một khu vực văn hóa mang đậm bản sắc Thành Đô và công viên giải trí. Phía trên cây cầu là hình ảnh đối lập hoàn toàn với thành phố năng động, hiện đại, giao thông tấp nập.

3-1337

Xử phạt tài xế xe container mắc kẹt dưới gầm cầu vượt Ngã Tư Sở

Xe tải mắc kẹt dưới gầm cầu Hoàng Hoa Thám ở TPHCM

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tan-dung-gam-cau-lam-bai-trong-giu-xe-lieu-co-phai-la-giai-phap-hop-ly-d109022.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tận dụng gầm cầu làm nơi trông giữ xe liệu có phải là giải pháp hợp lý?
    POWERED BY ONECMS & INTECH