Giai đoạn 2019 - 2021, trên 2 sàn niêm yết có cả trăm mã cổ phiếu liên tục giảm điểm trong các tháng 7. Đáng kể nhất là loạt cổ phiếu "quốc dân" với thanh khoản trung bình phiên từ vài triệu đến hàng chục triệu đơn vị như AMD, PVD, AAA, FLC, ITA, HAG, SCR, HPG, HSG, POW, VPB,...
Tháng 7 là khoảng thời gian các doanh nghiệp bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý II và bán niên hàng năm, đây là nguồn thông tin quan trọng tạo động lực cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên không phải tháng 7 nào cũng là tháng "nở hoa".
Thực tế, VN-Index cũng có xác suất tăng điểm khá cao trong tháng 7 với 6/10 năm gần nhất khởi sắc, đặc biệt là chuỗi 5 năm tăng liên tiếp trong tháng 7 từ 2013 - 2017.
Tuy nhiên, xu hướng đã bắt đầu đảo chiều trong 2 năm qua khi với VN-Index đều giảm khá sâu. Trong năm 2021, chỉ số này thậm chí còn giảm gần 7%, ghi nhận mức biến động mạnh nhất trong vòng 10 năm.
Có nhiều nguyên nhân có thể lý giải cho biến động không thật sự thuận lợi trong 2 năm qua chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các biện pháp giãn cách làm hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh, tác động tiêu cực đến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp niêm yết. Điều này phần nào khiến thị trường thiếu đi động lực.
Biến động của VN-Index các tháng 7 trong 10 năm gần nhất
Tuy nhiên bối cảnh năm nay đã có sự khác biệt rõ rệt khi thị trường vừa trải qua quý II đầy sóng gió, VN-Index đã mất 20% sau 3 tháng giảm liên tiếp và đang dao động quanh vùng đáy 15 tháng. Thanh khoản dần cạn kiệt cho thấy nguồn cung cổ phiếu cũng đã phần nào vơi dần sau những nhịp giảm sâu liên tiếp gần đây.
Trong ngắn hạn, rất khó có thể dự báo chính xác biến động thị trường tuy nhiên triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá khả quan nhờ tình hình vĩ mô ổn định, mức định giá tương đối hợp lý và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở mức cao.
Sau 3 tháng giảm điểm liên tục của thị trường trong quý 2, điều mà tất cả nhà đầu tư mong mỏi nhất lúc này là các chỉ số sớm quay lại đà tăng điểm. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ quá khứ, tháng 7 lại là tháng bị áp đảo bởi sắc đỏ.
Cụ thể, trong giai đoạn 2019 - 2021, sàn HOSE chỉ ghi nhận 5 cổ phiếu luôn tăng trong tháng 7 trong khi có đến 74 cổ phiếu luôn giảm. 5 cổ phiếu luôn tăng đa phần đều liên quan đến lĩnh vực bất động sản – xây dựng bao gồm HCD, DGW, NLG, SZC và GEX.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu luôn giảm được chia ra hầu hết các lĩnh vực nhưng đa phần đều là những doanh nghiệp có vốn hóa vừa và nhỏ, riêng chỉ có 3 cổ phiếu thuộc rổ VN30 là POW, HDB và SSI nằm trong danh sách này. AMD, PVD, AAA, FLC, ITA, HAG, SCR, HPG, HSG, POW, VPB
Trên HNX, sắc đỏ vẫn áp đảo khi có 17 cổ phiếu luôn giảm trong khi chỉ có 2 cổ phiếu luôn tăng trong tháng 7 giai đoạn 2019 - 2021.
Nhận định chứng khoán 12/12: Thận trọng VN-Index điều chỉnh
VN-Index vùng 1.270-1.280 điểm: Dòng tiền lớn giữ giá để gom hàng?