So sánh tương quan khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản giữa các ngân hàng niêm yết.
Thanh khoản hệ thống căng thẳng trong bối cảnh nhiều thông tin bất lợi
Trong báo cáo so sánh tương quan khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản giữa các ngân hàng niêm yết, CTCP Chứng khoán VNDirect cho rằng, thanh khoản căng thẳng đã và đang là một vấn đề đáng quan tâm đối với hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây.
Nguyên nhân trước hết đến từ áp lực tỷ giá khi đồng USD liên tục tăng giá và phá đỉnh 20 năm do FED tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ ít nhất là đến năm sau. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã phải nâng mặt bằng lãi suất điều hành và hút nội tệ về để cân bằng tỷ giá, trong bối cảnh công cụ dự trữ ngoại hối đã không còn quá dồi dào.
Hơn nữa, theo VNDirect, thanh khoản hệ thống lại tiếp tục chịu áp lực trong bối cảnh các sai phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang bị điều tra.
Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng trong 2 tuần đầu tháng 10 đã có thời điểm chạm mức ~8%, cao nhất từ trước đến nay.
Rủi ro lên thanh khoản hệ thống ngân hàng là không lớn
Theo các chuyên gia tại VNDirect, rủi ro lên thành khoản là không lớn do điều này được hỗ trợ bởi nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, những nỗ lực chống “đô la hóa” nền kinh tế và tăng cường giao dịch không tiền mặt của các cơ quan quản lý trong thời gian đã mang lại hiệu quả đáng kể.
Theo quan sát của VNDirect, niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng được củng cố cũng như thói quen tích trữ tiền mặt đã giảm xuống rõ rệt, giúp thanh khoản hệ thống được bù đắp.
Thứ hai, vĩ mô ổn định và sức khỏe hệ thống ngân hàng hiện tại đã được cải thiện rất nhiều. Hiện gần 20 ngân hàng thương mại (NHTM), chiếm đa số trong hệ thống đã được công nhận đạt chuẩn Basel II, trong đó có 6 ngân hàng đã hoàn thành cả 3 trụ cột.
Bên cạnh đó tỷ lệ vốn ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn đã giảm xuống 34% vào ngày 1/10/2022; và sẽ tiếp tục giảm xuống mức 30% từ ngày 1/10/2023, theo VNDirect.
Quản trị rủi ro thanh khoản là một trong những trụ cột chính của Basel III
Hiện chưa có lộ trình cụ thể cho các NHTM triển khai Basel III; tuy nhiên, đã có một số ngân hàng tiên phong trong việc triển khai bộ tiêu chuẩn để củng cố thêm chất lượng về vốn và đặc biệt là năng lực thanh khoản - đơn cử như TPB, VCB, HDB, VIB, OCB…
Ngoài ra, các chuyên gia cho hay, cần nhấn mạnh việc nâng cao quản trị rủi ro về thanh khoản cũng là một mục tiêu quan trọng đối với tất cả các NHTM để đạt được tiêu chuẩn Basel III – tiêu chuẩn giúp các ngân hàng nâng cao khả năng chống chịu trước các rủi ro và góp phần ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra.
So sánh tương quan một số tiêu chí về khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản các một số các ngân hàng niêm yết
Để có cái nhìn tổng quan hơn về khả năng chống chịu áp lực rủi ro thanh khoản của từng ngân hàng tại thời điểm hiện tại, các chuyên gia tại VNDirect đã dựa trên một vài tiêu chí về thanh khoản “L - liquidity” trong mô hình CAMELS.
Công ty chứng khoán cũng đưa ra bảng so sánh đánh giá khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản của 17 ngân hàng niêm yết dựa theo những tiêu chí trên.
Để giảm bớt ảnh hưởng của yếu tố thời điểm, nhóm phân tích lấy trung bình số liệu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2021 và cuối 30/6/2022.
Song, cũng lưu ý rằng, các mức xếp hạng thấp không có nghĩa là ngân hàng đó có rủi ro về thanh khoản.
KBSV: NHNN có khả năng tiếp tục nâng lãi suất điều hành thêm 0,5 – 1%
Những nhóm ngành nào nhà đầu tư cần chú ý trong tháng cuối năm 2024?
Chứng khoán DSC: Thị phần môi giới của VNDirect (VND) khó hồi phục mạnh trong ngắn hạn