Mặt bằng lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 do nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi.
Theo báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, kịch bản cơ sở lạm phát bình quân tăng 3,8% như nhận định ở trên và không có thêm cú sốc về giá dầu, tuy vẫn chịu áp lực lạm tỷ giá và giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, có khả năng Ngân hàng Nhà Nước sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành thêm 0,5-1% theo xu hướng chung của các NHTW
toàn cầu, đặc biệt là Mỹ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia tại KBSV cho đánh giá, mặt bằng lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 do nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi.
Ngoài ra, thanh khoản thị trường 1 chịu nhiều áp lực khi tăng trưởng huy động không theo kịp tăng trưởng tín dụng, sẽ buộc các NHTM nâng lãi suất huy động và nhu cầu tiền mặt mùa cao điểm – Tết Nguyên Đán tăng cao vào cuối năm sẽ tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản hệ thống.
KBSV cũng cho rằng, mức tăng nhiều khả năng sẽ tăng 1-1,5%, tương ứng với kịch bản cơ sở lạm phát tăng 3,8%. Mặt bằng lãi suất cho vay tăng đồng pha với lãi suất huy động.
Theo đó, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ có xu hướng tăng đồng pha với lãi suất huy động.
Tuy nhiên mức tăng sẽ ít hơn ở mức khoảng 0,4 – 0,7%, do Chính Phủ tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và kêu gọi, vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị, tiết giảm chi phí, nghiên cứu giảm lãi suất ở một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch.
Vượt trội hơn các đồng tiền trong khu vực, VND vẫn phải đối mặt với áp lực
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sẽ tăng trưởng trong ngắn hạn nhờ động thái từ Trung Quốc
KBSV: Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng bùng nổ trong quý IV, đặc biệt trong ngành bất động sản