Thế giới sẽ đón đợt nắng nóng kỉ lục

29-05-2022 06:17|Nam An

Theo hãng tin Bloomberg, một mùa hè khốn khổ đang đến gần khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng vọt trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, lạm phát sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào cuộc thử thách lớn nhất trong hàng chục năm qua.

Nghèo đói và suy thoái

Trong thời gian qua, xung đột địa chính trị, hạn hán, đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hàng tồn kho, đại dịch...đã khiến nhiều nền kinh tế phải khổ sở chống đỡ trước đà tăng giá hàng hóa. Thế nhưng mùa hè năm nay sẽ còn khiến tình hình tồi tệ hơn.

Với sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, mùa hè năm nay được dự đoán sẽ còn nóng nực hơn so với trước, qua đó thúc đẩy nhu cầu dùng quạt, điều hòa hay các thiết bị tiêu hao điện.

Trái với mùa đông lạnh giá khi ít nhất con người có thể đốt thứ gì đó để sưởi ấm hay hạn chế vận động, việc giải nhiệt mùa hè không hề dễ và chúng đòi hỏi tốn kém năng lượng hơn rất nhiều.

Tồi tệ hơn, việc giá năng lượng tăng cao cùng đứt gãy nguồn cung sẽ khiến nhiều nơi không đủ điện, nhất là tại những nước nghèo.

Hãng tin Bloomberg nhận định hơn 1 tỷ người tại Pakistan, Myanmar, Sri Lanka và Ấn Độ sẽ phải đối mặt với tình trạng mất điện kéo dài do năng nóng, đi kèm với những thách thức về sức khỏe và nghèo đói.

Tại Mỹ, việc 6 nhà máy phát điện ở bang Texas phải chạy hết công suất để rồi hỏng hóc tạm ngừng hoạt động trong tháng 5/2022 vừa qua dù mùa hè mới bắt đầu là minh chứng rõ nhất cho những điều tồi tệ sắp đến.

Tại Trung Quốc và Nhật Bản, tình hình điện năng cũng khá căng thẳng khi không hề dư dả. Nam Phi thì nổi tiếng với việc bị cắt điện liên tục trong những mùa cao điểm.

Thậm chí ở Châu Âu, cuộc xung đột Ukraine đang khiến mạng lưới điện năng của nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Hãng tin Bloomberg cảnh báo nếu không đủ điện năng, con người sẽ đối mặt với vô vàn thách thức.

Đầu tiên, nghèo đói sẽ lan rộng nếu hoạt động sản xuất bị đình trệ vì thiếu điện. Nắng nóng sẽ khiến nhiều người bị ốm hay thậm chí tử vong.

Tiếp đó nền kinh tế cũng sẽ chịu tổn thương khi các nhà máy không có điện hoạt động còn người lao động thì vất vả tìm cách hạ nhiệt mùa hè.

Tại Ấn Độ, tình trạng thiếu điện ở nhiều bang đã trầm trọng gần bằng với mức năm 2014, khi nền kinh tế này mất tới 5% GDP vì nắng nóng.

Điều này đồng nghĩa Ấn Độ sẽ mất gần 100 tỷ USD GDP nếu tình trạng thiếu điện còn tiếp tục kèo dài trong năm.

Bên cạnh đó, nhu cầu dùng điện tăng cao sẽ khiến giá cả năng lượng đi lên, kéo theo đó là lạm phát.

Ví dụ như khi những nhà máy điện ở Texas phải ngừng hoạt động thì giá bán điện buôn (Whosale Power) tại Houston đã tăng lên vượt mức 5.000 USD/MWH, cao gấp 22 lần so với mức giá điện trung bình vào giờ cao điểm.

"Nguy hiểm nhất là nếu mất điện diện rộng xảy ra trong bối cảnh biến động như hiện nay thì chúng có thể tạo nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo về lương thực, năng lượng với quy mô chưa từng thấy trong nhiều thập niên", chuyên gia phân tích Henning Gloystein của Eurasia Group nhận định.

Tình hình các khu vực chính:

-Mỹ: Nguồn cung khí đốt, loại nhiên liệu chính được các nhà máy phát điện tại đây sử dụng, đang bị thiếu hụt và tăng giá quá mạnh. Báo cáo của North American Electric Reliability Corporation (NERC) cho thấy nguồn cung điện của phần lớn Mỹ cũng như một phần Canada sẽ gặp áp lực lớn và người dân được kêu gọi dùng tiết kiệm điện.

Tại bang đông dân nhất Mỹ là California, sự cỗ đường ống năm 2021 đã khiến bang này bị hạn chế nhập khẩu khí đốt dẫn đến áp lực cho ngành điện. Tại bang Texas, sự xuống cấp của mạng lưới điện khiến người dân nơi đây đối mặt cảnh cắt điện thường xuyên.

Chuyên gia kinh tế Teri Viswanath của CoBank ACB nhận định cơ sở hạ tầng xuống cấp và việc bảo dưỡng bị trì hoãn do đại dịch đã khiến ngành điện Mỹ gặp quá nhiều thách thức.

"Mỹ đang phải trải qua cuộc khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng hơn bất cứ nước công nghiệp phát triển nào khác. Khoảng 70% đường dây điện của chúng tôi đã gần hết hạn sử dụng", bà Viswanath nói.

-Châu Á: Khu vực phía Nam và Đông Nam Á gần xích đạo được cho là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất mùa hè này khi nhiệt độ lên cao kích thích nhu cầu dùng điều hòa.

Tình trạng cắt điện hiện đã xảy ra trên toàn quốc ở một số quốc gia như Pakistan, Sri Lanka và Myanmar, qua đó ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người dân sinh sống.

Tại Ấn Độ, 16/28 bang với hơn 700 triệu người đang phải trải qua tình trạng cắt điện 2-10 tiếng mỗi ngày.

Hậu quả là chính phủ nước này phải tạm ngừng kế hoạch bảo vệ môi trường để các mỏ khai thác than cung cấp thêm hàng cho nhà máy nhiệt điện.

Tại Trung Quốc, chính sách hạn chế khai thác than trước đây đã khiến nhiều nhà máy nhiệt điện không đủ dự trữ, dẫn đến mất điện diện rộng năm 2021.

Trong năm nay, các quan chức đã cam kết không để lịch sử lặp lại, qua đó yêu cầu các mỏ than tăng sản lượng lên mức kỷ lục để cung ứng cho những nhà máy nhiệt điện.

Tuy nhiên chính phủ vẫn cảnh báo tình hình căng thẳng điện năng cho những khu công nghiệp nặng ở phía Nam Trung Quốc do chúng cách xa các vùng khai thác than nội địa ở trung tâm, qua đó phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

-Châu Âu: Hãng tin Bloomberg nhận định Châu Âu ít dùng điều hòa tại nhà riêng, thế nhưng họ vẫn phải chạy đua tích trữ khí đốt do xung đột tại Ukraine.

Do phần lớn nhà máy nhiệt điện tại đây dùng nguyên liệu khí đốt nên nếu Nga cắt nguồn cung, hàng loạt quốc gia có thể lâm vào tình trạng mất điện.

Tại Na Uy, do vào mùa khô nên các nhà máy thủy điện bị giảm công suất.

Tại Pháp, chính phủ đã cho giảm sản lượng điện hạt nhân để hướng đến năng lượng xanh. Đây đã là năm thứ 3 Pháp cắt giảm điện hạt nhân và chúng có thể khiến nền kinh tế này gặp áp lực lớn trong mùa hè.

Quay trở lại chuyện dầu khí, một số quốc gia như Tây Ban Nha, Anh, Pháp có thể tìm nguồn nhập khẩu thay thế Nga nếu khủng hoảng xảy ra, nhưng những nước Đông Âu như Hy Lạp, Latvia hay Hungary thì đang phụ thuộc vào Nga nên sẽ gặp khó nếu nguồn cung bị gián đoạn.

"Tôi không nghĩ là người dân Châu Âu từng tưởng tượng ra được viễn cảnh đó. Đây là điều chưa từng xảy ra đối với thế hệ trẻ ngày nay. Không có điện là sẽ không có wifi, không tín hiệu viễn thông, không có các thiết bị tiện nghi và cuộc sống sẽ bị đẩy lùi hàng chục năm, một thách thức cực lớn với giới trẻ bây giờ", chuyên gia Fabian Ronningen của Rystad Energy nhận định.

Khánh thành cầu cao hơn 250m trên tuyến đường vượt biển dài nhất thế giới, rút ngắn cung đường giữa hai thành phố từ 2 giờ còn 25 phút

Sụp đổ hình tượng: Cựu ngôi sao bóng đá Ngoại hạng Anh lĩnh án 20 năm tù vì tham nhũng

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/the-gioi-se-don-dot-nang-nong-ki-luc-116727.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thế giới sẽ đón đợt nắng nóng kỉ lục
    POWERED BY ONECMS & INTECH