Xã hội

Thị xã duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận lớn thứ hai của Hà Nội

Linh Chi 11/02/2025 07:33

Sau khi sáp nhập trở thành quận của Hà Nội, nơi đây càng có vị trí trọng yếu, là cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô, kết nối khu vực nội thành với các huyện ngoại thành và các tỉnh Tây Bắc.

Quận rộng thứ hai Hà Nội

Quận Hà Đông cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 12km về phía Tây Nam. Đáng nói, lịch sử của quận Hà Đông vô cùng đặc biệt. Ngày 27/12/2006, thị xã Hà Đông chính thức trở thành thành phố Hà Đông, của tỉnh Hà Tây. Đến ngày 8/5/2009, Hà Đông chính thức được nâng cấp lên thành quận khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Quận Hà Đông có diện tích 49,64km2, dân số 397.854 người (Theo Tổng điều tra Dân số năm 2019) và 17 phường trực thuộc.

Với diện tích gần 60,1km2, Long Biên là quận rộng nhất Thủ đô. Hà Đông là quận có diện tích xếp thứ hai và Bắc Từ Liêm xếp thứ ba với hơn 45km2…

Thị xã duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận lớn thứ hai của Hà Nội - ảnh 1
Cơ sở hạ tầng ở Hà Đông phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Internet

Hà Đông có phía Đông giáp huyện Thanh Trì; Phía Tây giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức và Chương Mỹ; Phía Nam giáp huyện Thanh Oai; Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân. Sau khi sáp nhập trở thành quận của Hà Nội, Hà Đông càng có vị trí trọng yếu, là cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô, kết nối khu vực nội thành với các huyện ngoại thành và các tỉnh Tây Bắc.

Hà Đông có hệ thống giao thông đa dạng và phát triển, với nhiều tuyến quốc lộ quan trọng như quốc lộ 6, quốc lộ 21B, quốc lộ 21C, giúp kết nối khu vực với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Vì thế, trong quan hệ, liên kết vùng, Hà Đông giữ vị trí quan trọng trong hành lang kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh và các khu vực Tây Bắc.

Bên cạnh đó, Hà Đông còn có tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển, góp phần thúc đẩy sự phát triển giao thông vận tải.

Thị xã duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận lớn thứ hai của Hà Nội - ảnh 2
Một góc của Hà Đông. Ảnh: Internet

Đặc biệt, Hà Đông cũng là khu vực mà nhiều tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội đi qua như các tuyến Cát Linh - Hà Đông, Nội Bài - Ngọc Hồi, Mê Linh - Ngọc Hồi. Trong đó, tuyến Cát Linh - Hà Đông đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2021, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông công cộng của Thủ đô.

Hà Đông trên đà phát triển mạnh mẽ

Hà Đông đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều đặc điểm nổi bật trong kinh tế, văn hóa và cơ sở hạ tầng. Nơi đây là trụ sở của nhiều cơ quan trung ương cũng như các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội như Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, Viện Nghiên cứu Thống kê, Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội...

Thị xã duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận lớn thứ hai của Hà Nội - ảnh 3
Công viên Thiên văn học ở Hà Đông. Ảnh: Internet

Là một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của Hà Nội, Hà Đông đã và đang hình thành các khu đô thị cao cấp như Mỗ Lao, Văn Quán, Văn Khê, An Hưng, Văn Phú, và Dương Nội. Đặc biệt, khu đô thị Dương Nội được quy hoạch trên khu đất cạnh đường Tố Hữu, là một ví dụ điển hình của sự phát triển mạnh mẽ này.

Hà Đông tập trung nhiều trung tâm thương mại lớn, như AEON Mall Hà Đông, Melinh Plaza, Metro Hà Đông, đáp ứng nhu cầu mua sắm và giải trí của cư dân khu vực. Những tổ hợp này góp phần tạo nên một không gian sống tiện nghi, sôi động.

Nơi đây còn có nhiều bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, nổi bật là Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Công an Hà Nội và Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong và ngoài quận.

Quận Hà Đông cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục quan trọng như Đại học Kiến trúc Hà Nội, Học viện Quân Y, Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam và nhiều trường đại học, học viện khác, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho thủ đô và các vùng lân cận.

Cơ cấu kinh tế của quận đang chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cao (53,5%), ngành thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 45,5% và ngành nông nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ. Các khu công nghiệp và nhà máy như cụm công nghiệp Yên Nghĩa cũng đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của quận.

Những điểm nổi bật này đã giúp Hà Đông trở thành một khu vực sôi động, thu hút đông đảo người dân sinh sống và các nhà đầu tư.

* Tổng hợp

>>Miền Bắc Việt Nam sẽ có thêm thị xã mới: Thuộc tỉnh nhỏ thứ 2 cả nước, diện tích hơn 175km2

Thị xã trẻ nhất Việt Nam thu về 136 tỷ đồng nhờ ‘mùa hoa đẹp hiếm có’

Thị xã trẻ nhất Việt Nam vừa được thành lập chưa đầy 2 ngày: ‘Viên ngọc xanh’ của Tây Bắc, 3 lần được vinh danh ‘Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới’

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/thi-xa-duy-nhat-cua-viet-nam-len-thanh-pho-roi-tro-thanh-quan-lon-thu-hai-cua-ha-noi-136494.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thị xã duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận lớn thứ hai của Hà Nội
    POWERED BY ONECMS & INTECH