Vĩ mô

Thời điểm giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Trần Thường 02/04/2024 - 22:11

Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 38 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trước 31/12

Chương trình hành động phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021.

Chính phủ lưu ý cần bảo đảm các đơn vị sự nghiệp công lập sau sắp xếp phải có tổ chức bộ máy phù hợp, cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức gắn với vị trí việc làm.

Đối với bộ, ngành, phấn đấu giảm 13,5% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành so với năm 2021, hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trước 31/12/2024.

W-bao-hiem-xa-hoi-thach-thao-26-2.jpg
Ảnh minh họa: Thạch Thảo

Các bộ, ngành, địa phương đã đạt mục tiêu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2015 - 2021 thì tiếp tục thực hiện việc sắp xếp để bảo đảm đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân cả nước 20% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015.

Các bộ, ngành, địa phương đã đạt mục tiêu giảm tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2015 - 2025 thì tiếp tục rà soát, đẩy mạnh sắp xếp để thu gọn đầu mối, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu.

Đối vớ ibiên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thực hiện theo lộ trình tinh giản biên chế của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.

Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Đối với bộ, ngành, phấn đấu đạt trên 60% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.

Đến năm 2030 phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu. Giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.

Làm tốt công tác tư tưởng với cán bộ, công chức

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Nghị quyết cũng xác định cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.

Trong đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đồng thời làm tốt công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự thống nhất, đồng thuận, quyết tâm cao để tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.

Các bộ, cơ quan ngang bộ hoàn thành việc ban hành quy định về tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát sửa đổi, bổ sung thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. Đồng thời, hướng dẫn định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực.

Các bộ, ngành, địa phương xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Đối với các bộ, ngành, Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu gắn với chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác, yêu cầu các bộ, ngành chủ động xây dựng phương án chuyển về địa phương hoặc về bộ quản lý ngành, lĩnh vực để thống nhất đầu mối quản lý.

>> Năm 2023, cả nước tinh giản 7.151 biên chế

Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank đồng loạt phát thông báo quan trọng liên quan đến sáp nhập tỉnh

Quy định mới về việc đóng phí công đoàn từ ngày 1/7

Bài liên quan
  • Hiệu trưởng, hiệu phó có bị cắt giảm sau khi sáp nhập cấp xã, chuyển thành chính quyền địa phương 2 cấp
    Việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp gắn với sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đang đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó đáng chú ý là liệu đội ngũ quản lý tại các trường học có bị cắt giảm hay không?
  • Tranh luận trường công, bệnh viện công vẫn phải 'cõng' thêm thuế
    Đại biểu Quốc hội phản ánh bất hợp lý, khi học phí, viện phí của các cơ sở công lập tự chủ đều phải tính thêm 2% thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính khẳng định, đơn vị sự nghiệp công lập tự quyết giá dịch vụ theo thị trường thì khoản thu nhập này phải tính thuế.
  • Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối
    Sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có 30 đầu mối, gồm 26 đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Bộ cũng được đề xuất giao 45 nhóm nhiệm vụ.
  • Danh mục ngành chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
    Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 17/2024/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg ngày 12/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thời điểm giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH