Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai

15-12-2023 09:26|Mạc Thùy

Đây là chia sẻ của TS. Lê Xuân Nghĩa tại buổi ra mắt cuốn sách “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền”.

Tham dự lễ ra mắt cuốn sách “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” do NXB Kim Đồng tổ chức sáng 14/12, TS. Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia - chia sẻ câu chuyện bạn thân ông là một tiến sỹ lừng danh, từng nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, nhưng mới đây bị lừa mất 470 triệu đồng qua mạng.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, sau một hồi nghe bạn trình bày và than thở, ông chỉ có thể đưa ra lời khuyên là “hãy im lặng để tránh bị... chê cười.”

“Ngay cả một người thông minh như tiến sỹ ngân hàng nhưng vẫn có thể bị lừa bởi những kiến thức rất sơ đẳng”, TS. Lê Xuân Nghĩa nói, đồng thời cho rằng việc ra mắt cuốn sách này sẽ giúp xã hội bớt đi những trường hợp đáng tiếc như trên.

“Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền”
Lễ ra mắt “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền”

Ông Nghĩa cũng chia sẻ, tại châu Âu học sinh được học về quản lý đồng tiền ngay từ bậc tiểu học. Việc này còn giúp học sinh hiểu được giá trị của đồng tiền, từ đó ứng xử với đồng tiền một cách văn minh và thông minh hơn.

Tham dự buổi ra mắt sách còn có Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình. Ông Bình cho rằng, làm được đồng tiền đã khó, giữ được đồng tiền còn khó hơn. Nhưng không phải cứ giữ tiền trong két sắt là an toàn mà phải nằm ở trí khôn, ở sự khéo khôn về tiền.

Theo Chủ tịch FPT, để tiền trong két sắt vẫn có thể mất, thậm chí cái nhà mình ở còn có thể mất khi người ta rơi vào thảm cảnh trắng tay.

“Tất cả các start-up phải dùng tiền của gia đình để khởi sự, cho nên gia đình mà biết giữ tiền bạc thì dân tộc mới phồn vinh”, ông Trương Gia Bình nói.

Trả lời câu hỏi liệu có hình ảnh của một Trương Gia Bình trong cuốn sách “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền”, Chủ tịch Tập đoàn FPT chia sẻ ông từng khởi nghiệp bằng việc buôn bán bàn là, nồi hầm trong thời gian đi học ở nước ngoài.

“Hồi đó phải lo tích cóp chứ về Việt Nam lấy đâu ra tiền. Số tiền kiếm được tôi dành để mua vàng rồi cất trong một cái cặp. Về sau mỗi lần phát lương cho anh em, tôi lại đem 1-2 cái nhẫn ra chợ bán. Nếu không có những đồng tiền đó thì không có FPT”.

Ông Trương Gia Bình nói thêm, thời điểm đó lạm phát lên đến 1.000%, nếu không nhanh tay biến ngay thành vàng thì tài sản sẽ mất hết.

Lãi suất ngân hàng SHB tháng 12/2023 mới nhất

FPT lập công ty phần mềm ô tô tại Mỹ, dấn chân vào thị trường tỷ USD

Pha 'chơi lớn' của Eximbank khi xóa gần 1.425 tỷ đồng tiền lãi cho bầu Đức

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tien-sy-ngan-hang-bi-lua-hon-470-trieu-dong-ma-khong-dam-keu-ai-215624.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai
POWERED BY ONECMS & INTECH