Sống

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam: Được mệnh danh là "lãnh địa vàng", vẫn còn trữ lượng khổng lồ chưa được khai thác

Quỳnh Như 21/08/2023 08:33

Địa phương này có những mỏ vàng với trữ lượng lớn cùng nhiều khoáng sản khác.

Vàng được khai thác tại các mỏ vàng sẽ được gọi bằng tên chung là quặng vàng. Đây là dạng vàng thô với dạng trầm tịch dạng vật chất của vàng với các phần tự nhiên xuất hiện từ các lớp bồi tích của vỏ Trái Đất.

Quặng vàng là trầm tích chứa vàng đã đạt độ tinh khiết từ 75-95% đã bị nóng chảy trong lòng đất và bị đẩy lên trên theo sự vận động của trái đất có màu vàng giống kim tuyến và thường có dạng tấm. Quặng kim loại vàng là dạng quặng chưa bị nóng chảy và bị lẫn vào các kim loại khác như đồng, sắt, bạc và phải khai thác với các hình thức tuyển chọn vàng tùy theo từng đặc tính của kim loại.

Tại Việt Nam, có khoảng 500 điểm khai thác vàng trên cả nước nhưng lại có không nhiều các mỏ quặng vàng lớn. Trong khi đó, theo kết quả thăm dò khoáng sản được phê duyệt bởi Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia, Việt Nam có khoảng 25.084 kg vàng gốc.

Mỏ Bồng Miêu và Phước Sơn (Quảng Nam) được đánh giá là hai trong số những mỏ có trữ lượng vàng lớn (tổng khoảng 20 tấn). Trong đó, theo kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỏ vàng Bồng Miêu là mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam: Được mệnh danh là

Mỏ vàng Bồng Miêu được mệnh danh là “lãnh địa vàng”, có trữ lượng lớn nhất trên cả nước với sản lượng 12,4 tấn. Mỏ vàng này do Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu được cấp phép khai thác từ năm 1992, thời hạn giấy phép đến 5/3/2016.

Tuy nhiên, cuối năm 2018, Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu bị phá sản. Năm 2019, tại kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh khóa IX đã thông qua mức kinh phí để thực hiện Đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh).

Tuy vậy, nạn khai thác vàng trái phép vẫn tiếp tục diễn ra. Không chỉ có nạn “vàng tặc”, nhiều người dân Quảng Nam còn gặp nhiều khó khăn khi bị một nhóm người cướp vàng. Nhóm cướp táo tợn khi hành hung và chém người suýt mất mạng.

Lúc còn được Công ty Bồng Miêu khai thác, tổng diện tích khai thác tại mỏ là 385ha. Trong đó, có 230ha khai thác lộ thiên và 100ha khai thác hầm lò, 28ha bãi thải. Công suất mỏ Bồng Miêu khai thác 180.000 tấn quặng vàng/năm, hàm lượng vàng trung bình là 2,8g/tấn quăng. Từ năm 2005-2013, Công ty Bồng Miêu khai thác được 829,952 tấn quặng vàng nguyên khai.

Còn về Đăk Sa (còn gọi là Phước Sơn), mỏ vàng này được đánh giá có trữ lượng khoảng 7,2 tấn. Tháng 8/2016, Công ty vàng Phước Sơn đã tái khởi động hoạt động khai thác vàng tại mỏ vàng Đăk Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam sau 2 năm tạm dừng sản xuất.

Hồi năm 2012, sản lượng vàng ròng thu được đạt từ 1-1,2 tấn/năm, quặng vàng mỏ Đăk Sa đạt từ 5-15 gam vàng/tấn quặng, thuộc loại trung bình của thế giới. Sau khi mỏ vàng tái hoạt động, công suất khai thác và chế biến của Nhà máy khai thác vàng của công ty có thể đạt 18.000 tấn quặng/tháng.

Ngoài 2 mỏ vàng lớn này, hầu hết 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đều có các điểm quặng vàng nằm rải rác tại các sông, suối.

Bên cạnh việc có mỏ vàng lớn nhất cả nước, tỉnh Quảng Nam còn có tiềm năng với 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí metan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Các khoáng sản khác như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy tinh… được phân bố tại nhiều nơi trên địa bản tỉnh.

Cùng với tiềm năng về khoáng sản, Quảng Nam còn có tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Nơi cất giữ một nửa số vàng trên Trái đất nhưng trộm tuyệt nhiên không thể bén mảng, từng được cho là nơi ở của Quan Thế Âm Bồ Tát

Hạ lãi suất sau hơn 4 năm, Fed sắp tác động lên hàng loạt Ngân hàng Trung ương, giá vàng và thị trường chứng khoán như thế nào?

Công ty của Thái Công lên tiếng trước tin đồn rời bỏ mặt bằng 'đắc địa' tại quận 1?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-co-mo-vang-lon-nhat-viet-nam-duoc-menh-danh-la-lanh-dia-vang-van-con-tru-luong-khong-lo-chua-duoc-khai-thac-197349.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam: Được mệnh danh là "lãnh địa vàng", vẫn còn trữ lượng khổng lồ chưa được khai thác
POWERED BY ONECMS & INTECH