Theo quy hoạch tỉnh, tỉnh này sẽ có khu kinh tế biển hiện đại nhất Nam Trung Bộ.
Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 318/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở đó, địa phương này đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Mục tiêu của Khánh Hòa là định hướng đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại I - thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình phát triển đô thị đến năm 2030 (nguồn vốn đầu tư toàn xã hội) dự kiến khoảng 1.299.000 tỷ đồng (tương đương gần 53 tỷ USD).
>> 'Ông lớn" quen mặt đầu tư dự án hơn 1.800 tỷ đồng tại khu kinh tế lớn nhất tỉnh Khánh Hoà
Cụ thể, quy hoạch này đặt mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. GRDP bình quân đầu người phấn đấu vào nhóm 15 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước.
Hệ thống đô thị phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc với một số đô thị đạt đẳng cấp quốc tế. Nhân dân được hưởng thụ mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc. Hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; có năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.
Đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính cấp huyện (2 thành phố, 2 thị xã, 3 huyện và 2 quận). Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 65%.
Thành phố Nha Trang hoàn thiện 100% các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại I thuộc tỉnh, xác xã ngoại thành phấn đấu hoàn thiện tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của phường nội thành.
Khánh Hòa sẽ tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt cơ chế chính sách đặc thù do Quốc hội ban hành nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là để phát triển đột phá 3 vùng trọng điểm - động lực phát triển của tỉnh, đó là: Khu vực vịnh Vân Phong, thành phố Nha Trang và khu vực vịnh Cam Ranh.
Theo đó, quy hoạch sẽ phát triển thành phố Nha Trang là trung tâm du lịch, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.
Nha Trang sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò một cực tăng trưởng quan trọng, cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa.
Phát triển khu vực vịnh Vân Phong (Khu Kinh tế Vân Phong) trở thành một trung tâm kinh tế biển hiện đại, địa bàn động lực phát triển của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung.
Khu vực Nam Vân Phong sẽ trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, tập trung phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí, đóng tàu, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải biển và các ngành công nghiệp phụ trợ... cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.
Phát triển khu vực vịnh Cam Ranh là vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh. Được biết, tháng 7/2003, vịnh Nha Trang chính thức trở thành thành viên thứ 29 của “Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới”.
Trong giai đoạn 2026-2030, thành phố Cam Ranh hoàn thiện tiêu chí đô thị loại II; đồng thời cơ bản đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập quận.
Huyện Cam Lâm tương lai sẽ trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế. Cam Lâm còn là đô thị sân bay với trọng điểm logistics. Hứa hẹn trong tương lai, Cam Lâm sẽ là cực tăng trưởng phía Nam của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ.
>> Sắp lên TP trực thuộc Trung ương, giá đất tại tỉnh Tây Nguyên này bất ngờ gây 'sốc'