Tình hình kinh tế vĩ mô tháng 4/2023 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát

10-05-2023 08:51|Phương Nga

Nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, nhiều chính sách tiền tệ đã được đưa ra khẩn trương… giúp giảm gánh nặng và tạo nguồn lực cho doanh nghiệp.

Tình hình kinh tế vĩ mô tháng 4/2023 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát

Kinh tế vĩ mô nước ta tháng 4 và 4 tháng năm 2023 cơ bản ổn định; hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đã có chuyển biến bước đầu, có thể là tín hiệu tích cực tạo đà cho sự phục hồi trong thời gian tới. Đây là những nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong báo cáo gửi Chính phủ phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 diễn ra ngày 5/5.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm sức tiêu thụ của thị trường quốc tế; sự suy cạn nguồn vốn của doanh nghiệp và nguồn lực tài chính người dân sau thời gian dài trải qua đại dịch COVID-19; tâm lý e ngại, sợ sai của cán bộ thực thi công vụ; sự e dè, thu mình của không ít doanh nhân... thì những kết quả đạt được trong tháng 4 đầu năm 2023 đến từ quyết tâm, nỗ lực hành động của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm theo xu hướng tích cực. Tốc độ tăng CPI bình quân 4 tháng so với cùng kỳ tăng 3,84%, giảm dần so với quý 1 (4,18%) và giảm sâu so với 2 tháng đầu năm (4,6%).

Tổng cục Thống kê (GSO) ước tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 4 đạt 53,57 tỷ USD (-7,7% MoM; -18,8% YoY). Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 210,79 tỷ USD, giảm 13,6% YoY. Nhưng cán cân thương mại vẫn thặng dư 6,35 tỷ USD (+170% YoY).

Tình hình kinh tế vĩ mô tháng 4/2023 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát

Theo số liệu từ GSO, trong 4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 24,4 tỷ USD và sang EU 9,3 tỷ USD. Ngược lại, nhập siêu từ Trung Quốc là 16,8 tỷ USD và Hàn Quốc là 8,9 tỷ USD.

Tính chung 4 tháng, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 39% dự toán, trong đó, thu nội địa đạt 39,5% dự toán. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 4 tháng đạt gần 50.000 doanh nghiệp, tăng 0,6% so với cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút gần 8,88 tỷ USD vốn FDI, giảm 17,9% YoY, trong đó, vốn FDI giải ngân đạt khoảng 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% YoY.

Tình hình kinh tế vĩ mô tháng 4/2023 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút 750 dự án FDI mới (+65,2% YoY), tổng vốn FDI đăng ký đạt hơn 4,1 tỷ USD, tăng 11,1% YoY. Thêm vào đó, có 386 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 19.5% YoY, tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm đạt gần 1,66 tỷ USD (-68,6% YoY).

Kết quả trên cho thấy, nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn được Chính phủ ban hành từ đầu năm đến nay bắt đầu có hiệu ứng phát huy tác động tích cực. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt triển khai rất nhiều biện pháp nhằm nỗ lực gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp phát triển.

Điểm nhấn ấn tượng trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong 4 tháng đầu năm đã trực tiếp chỉ đạo tại gần 600 cuộc họp, hội nghị từ Trung ương đến cơ sở và ngay tại công trường, doanh nghiệp; đã ban hành 31 văn bản quy phạm pháp luật (19 nghị định và 12 quyết định quy phạm của Thủ tướng Chính phủ), 77 nghị quyết của Chính phủ, 498 quyết định cá biệt và 27 công điện, 11 chỉ thị, 398 công văn.

Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành địa phương chủ động rà soát, tháo gỡ nhiều nút thắt trong các quy định của pháp luật, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, ứng phó với những khó khăn của nền kinh tế đã được kịp thời triển khai, điển hình như chính sách tiền tệ, khẩn trương hạ lãi suất ngân hàng, mở room (hạn mức) tín dụng, giữ nguyên các nhóm nợ, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách hoãn, giãn các nghĩa vụ tài chính, đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ và thức đẩy tiêu dùng, giúp giảm gánh nặng và tạo nguồn lực cho doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương ưu tiên nguồn lực, nỗ lực hết mình để thực hiện các hành động đã cam kết với FATF

Sắp xếp bộ máy Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư: Sẽ giảm 22 đầu mối

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-hinh-kinh-te-vi-mo-thang-42023-tiep-tuc-on-dinh-lam-phat-duoc-kiem-soat-182286.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tình hình kinh tế vĩ mô tháng 4/2023 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát
    POWERED BY ONECMS & INTECH