Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh này đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ và xếp thứ 11 so với cả nước.
Bình Phước là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016 Bình Phước có diện tích 6.876,6km2, rộng nhất trong 19 tỉnh thành phía Nam. Năm 2023, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) phục hồi tích cực và tăng cao, đạt 8,34%, vượt kế hoạch đề ra là 8%, đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ và đứng thứ 11 so với cả nước.
Năm 2023, Bình Phước thu hút 48 dự án FDI, với số vốn đăng ký 739,23 triệu USD, tăng 32,4% về số dự án và gấp 5,3 lần về số vốn so với năm 2022, đạt 277% kế hoạch năm. Lũy kế đến hết năm 2023, toàn tỉnh có khoảng 410 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 4,3 tỷ USD.
Năm vừa qua, Bình Phước đã đón nhà đầu tư Shandong HaohuaTire thuộc Tập đoàn Haohua (Trung Quốc) vào đầu tư với tổng vốn đăng ký 500 triệu USD. Đây là dự án đầu tư nước ngoài (FDI) có tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Bình Phước.
Đồng Xoài, Bình Phước |
>> Lộ diện 5 tỉnh thành triển khai khu công nghiệp sinh thái (EIP)
Theo UBND tỉnh Bình Phước, năm Giáp Thìn 2024 sẽ tiếp tục đối mặt không ít khó khăn, thử thách do tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của lãnh đạo tỉnh và cả hệ thống chính trị, tỉnh Bình Phước quyết tâm sẽ thay đổi để phát triển mạnh mẽ trong năm nay.
Về chỉ tiêu kinh tế, GRDP phấn đấu tăng 8%-8,5% so với năm 2023; nông lâm thuỷ sản chiếm 23,4%; công nghiệp xây dựng 43,77%; dịch vụ chiếm 32,83%. GRDP bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng (tăng 6,5% so với năm 2023).
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 38.500 tỷ đồng (tăng 10% so với năm 2023), kim ngạch xuất khẩu 4,56 tỷ USD (tăng 9% so với năm 2023). Thu ngân sách 12.739 tỷ đồng (tăng 6,29% so với năm 2023). Thu hút đầu tư trong nước 7.000 tỷ đồng (tăng 7,7% so với năm 2023); thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) 400 triệu USD…
Cùng với việc cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới, tỉnh Bình Phước còn tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các dự án giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng đô thị, hạ tầng chuyển đổi số.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư để sớm triển khai các dự án giao thông kết nối liên vùng như: Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước), cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đường Đồng Phú – Bình Dương.
Thành phố Đồng Xoài nỗ lực để xây dựng thành phố phát triển theo hướng "hiện đại - sinh thái- thông minh". Được thành lập từ năm 2018, thành phố trẻ Đồng Xoài của Bình Phước ngày một phát triển nhờ cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư…
Kết quả đạt được là tăng trưởng kinh tế hằng năm luôn duy trì ở mức 15,02%/năm. Năm 2023, tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm 54,28%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,14%, nông nghiệp chỉ còn 4,58%. Tổng thu ngân sách phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 925 tỷ đồng (tăng 34% so với năm 2018), thu nhập bình quân đầu người 115 triệu đồng/năm (tăng 55% so với năm 2018).
>> Một tỉnh là thủ phủ của hạt điều tăng trưởng 'vượt mặt' Bình Dương, Đồng Nai
Tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có 3 mặt là núi dự kiến thành lập 6 khu công nghiệp mới
Tỉnh nhiều lần 'tách - nhập' nhất cả nước sắp có thêm loạt khu công nghiệp quy mô 3.200ha