Điểm đến

Tỉnh rộng 9.000km2 sở hữu 6/10 ngọn núi cao của cả nước, diện tích đứng thứ 10 nhưng mật độ dân số thấp nhất Việt Nam

Quỳnh Như 29/12/2023 - 08:59

Đây là mảnh đất đa dạng về văn hóa, đặc sắc về các lễ hội, phong phú về ẩm thực và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Nằm ở miền núi Tây Bắc, Lai Châu ngày một quen thuộc với khách du lịch trong và ngoài nước. Địa phương này sở hữu tiềm năng du lịch phong phú với danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp và nhiều địa danh hấp dẫn du khách.

Tỉnh gắn với khu vực tam giác kinh tế lớn nhất miền Bắc

Lai Châu rộng hơn 9.068km2, đứng thứ 10 trong số 63 tỉnh, thành cả nước. Phía bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía tây giáp tỉnh Điện Biên; phía nam giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La. Tỉnh Lai Châu có vị trí chiến lược, quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Trung tâm TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh

Trung tâm TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh

Dân số Lai Châu hơn 478.000 người, đứng thứ 62 cả nước, chỉ hơn Bắc Kạn. Mật độ dân số Lai Châu theo đợt tổng điều tra dân số và nhà ở là 53 người/km2, thấp nhất cả nước.

Lai Châu có hơn 265km đường biên giới Việt - Trung, cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới, trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía tây nam của Trung Quốc. Tỉnh này được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà, tiềm năng phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch.

Năm 2030, Lai Châu trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Năm 2030, Lai Châu trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Theo quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tầm nhìn đến năm 2050, Lai Châu là tỉnh biên giới xanh, văn minh, giàu bản sắc văn hoá, phát triển toàn diện, bền vững; kết cấu hạ tầng nông thôn được hiện đại hóa, đạt đầy đủ các tiêu chí của nông thôn mới, trở thành tỉnh thuộc nhóm phát triển khá của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

>> Tỉnh phía Bắc rộng gần 8.000km2 có 'cung đường vàng' được WTA vinh danh là điểm đến mới nổi hàng đầu châu Á, 9 tháng đầu năm thu hơn 5.000 tỷ từ du lịch

Thiên đường của những đỉnh núi kỳ vĩ

Lai Châu có địa hình hiểm trở. Nét nổi bật địa hình địa phương này là các dải núi, nhánh núi có độ cao trên 1.500m, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng hoặc các lòng chảo.

Ngã ba nơi giao nhau giữa hai con sông Đà và Nậm Na, Lai Châu. Ảnh: Lê Hồng Hà/Báo VnExpress

Ngã ba nơi giao nhau giữa hai con sông Đà và Nậm Na, Lai Châu. Ảnh: Lê Hồng Hà/Báo VnExpress

Tỉnh Tây Bắc này có tới 6/10 ngọn núi nằm trong top những ngọn núi hùng vĩ, hiểm trở nhất cả nước như: Pu Ta Leng (3.049m), Pu Si Lung (3.083m), Bạch Mộc Lương Tử (3.046m), Tả Liên Sơn (2.996m), Phàn Liên San (3.012m), Pờ Ma Lung (2.967m), rất phù hợp với du lịch leo núi và chinh phục các đỉnh cao. Trong đó có những đỉnh núi được bình chọn là đẹp nhất về phong cảnh, đỉnh núi khó chinh phục nhất, đồng thời là nơi có nhiều đỉnh núi để trekking nhất.

Pu Si Lung - đỉnh núi khó chinh phục nhất

Khi nhắc đến chinh phục các ngọn núi cao ở tỉnh Lai Châu, người ta sẽ nghĩ đến đỉnh núi Pu Si Lung có độ cao 3.083m, thuộc địa phận xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè. Đỉnh núi này nằm cạnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc như một ranh giới tự nhiên của hai nước.

Theo kinh nghiệm leo núi Pu Si Lung, thời điểm lý tưởng nên đến đây là mùa xuân và mùa hạ

Theo kinh nghiệm leo núi Pu Si Lung, thời điểm lý tưởng nên đến đây là mùa xuân và mùa hạ

Những người leo núi, du khách ưa khám phá rất thích chinh phục đỉnh núi này bởi nơi đây có nét đẹp hoang sơ, hữu tình đặc trưng của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc. Những cánh rừng già ở đây được giữ một cách nguyên vẹn. Các cây cổ thụ đã hình thành cả ngàn năm vươn ngọn cao tít, tỏa bóng che khuất ánh nắng mặt trời. Thảm thực vật đa dạng, phong phú.

Nổi tiếng với những mùa hoa như hoa lan, hoa đỗ quyên, hoa chuối rừng… Dòng suối Nậm Sì Lường thơ mộng với nước suối ở đây mát lạnh, trong veo. Cảnh đẹp thơ mộng, bình yên và trong trẻo đến nao lòng. Vì thế, ngọn núi này luôn là điểm đến lý tưởng dành cho giới trẻ đam mê xê dịch, yêu thích thiên nhiên.

Pu Ta Leng - đỉnh núi đẹp nhất

Nằm ở độ cao 3.096m, cách TP Lai Châu khoảng 20km, đỉnh Pu Ta Leng (xã Tả Lèng, huyện Tam Đường) được biết đến như là “nóc nhà thứ hai của Đông Dương”.

>> Đỉnh núi 3.049m ở miền Bắc là “nóc nhà thứ hai” khó chinh phục bậc nhất Đông Dương, bên dưới là khu rừng nguyên sinh đẹp như trong truyện cổ tích

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa đỗ quyên trên đỉnh Pu Ta Leng

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa đỗ quyên trên đỉnh Pu Ta Leng

Đặc trưng nổi bật của Pu Ta Leng chính là thảm thực vật đa dạng. Tại đây luôn có rêu, địa y phủ kín các thân cây cổ thụ, rừng rậm nguyên sinh đầy bí ẩn, bạt ngàn hoa đỗ quyên và những dòng suối róc rách trong veo như ngọc.

Tỉnh có nhiều đỉnh núi để trekking nhất

Những cái tên đã trở lên quen thuộc và được lưu vào sổ nhớ của du khách đam mê trekking: huyện Tam Đường với các đỉnh Pu Ta Leng (3.049m), Tả Liên Sơn (2.996m), Bạc Mộc Lương Tử (3.046m); huyện Mường Tè có Pu Si Lung (3.083m); huyện Phong Thổ có Phàn Liên San (3.012m), Pờ Ma Lung (2.967m). Hiện nay, du khách ngày càng hào hứng với cung đường chinh phục các đỉnh núi của tỉnh Lai Châu bởi sự hoang sơ, kỳ vĩ, sự thách thức vượt qua bản thân.

Lai Châu có những đỉnh núi với vẻ đẹp làm mê mẩm say lòng du khách

Lai Châu có những đỉnh núi với vẻ đẹp làm mê mẩm say lòng du khách

Bên cạnh điểm đến là những đỉnh núi kỳ vĩ, tỉnh Lai Châu còn có 11 bản du lịch cộng đồng, trong đó có 5 bản được quy hoạch tới năm 2025 trở thành bản du lịch cộng đồng tiêu biểu toàn quốc, gồm: bản San Thàng (TP Lai Châu), bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo (huyện Phong Thổ), bản Hon, bản Sì Thâu Chải (huyện Tam Đường). Riêng bản Sin Suối Hồ ở huyện Phong Thổ đang hướng tới trở thành bản du lịch tiêu biểu của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thiên nhiên còn ban tặng cho mảnh đất Lai Châu vô số thắng cảnh hùng vĩ, như động Pusamcap, động Gia Khâu, suối nước nóng Phiêng Phát… Trên địa bàn tỉnh có 25 di tích, trong đó có 5 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia.

>> Tỉnh có mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam, sở hữu cung đèo huyền thoại và loạt đỉnh núi cao top đầu ĐNA, dân phượt đổ xô trải nghiệm khung cảnh đẹp hoàn hảo

Tỉnh phía Bắc Việt Nam là đại diện duy nhất của châu Á lọt top vùng đất thân thiện nhất thế giới

Tỉnh có diện tích 1,4 triệu ha, lớn thứ 3 cả nước sẽ trở thành khu vực trọng điểm du lịch của vùng biên giới Việt - Lào

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-rong-9000km2-so-huu-6-10-ngon-nui-cao-cua-ca-nuoc-dien-tich-dung-thu-10-nhung-mat-do-dan-so-thap-nhat-viet-nam-d113712.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh rộng 9.000km2 sở hữu 6/10 ngọn núi cao của cả nước, diện tích đứng thứ 10 nhưng mật độ dân số thấp nhất Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH