Điểm đến

Tòa thành có niên đại cổ nhất Việt Nam, là nơi sở hữu cặp rồng đá nghìn năm tuổi vừa được công nhận bảo vật Quốc gia

Thanh Thanh 29/01/2024 06:39

Tòa thành không chỉ là di sản văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà còn là điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương tìm đến khám phá.

Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Tổng thể thành Cổ Loa

Tổng thể thành Cổ Loa

Ngày nay, trong khu di tích Cổ Loa còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đền thờ tướng Cao Lỗ, am thờ Công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn… Trong các đền chùa còn có nhiều hiện vật khảo cổ được khai quật trong Thành cổ như tượng đồng, mũi tên đồng và các món đồ bằng sứ, đá, được chạm khắc tinh tế. Đặc biệt hơn khi mới đây, trong số 29 bảo vật Quốc gia mới được công nhận, cặp rồng đá thành bậc đền Thượng niên đại năm 1732 thời Lê Trung Hưng được đánh giá là hiện vật độc đáo, có kích thước, cấu trúc và hoa văn trang trí không lặp lại ở bất kỳ di tích nào có cùng chức năng và niên đại ở Việt Nam.

Kiến trúc độc đáo của Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam mà còn là điểm tham quan độc đáo tại Hà Nội

Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam mà còn là điểm tham quan độc đáo tại Hà Nội

Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời trị vì của An Dương Vương và nước Đại Việt dưới thời Ngô Quyền trị vì. Các nhà khảo cổ học đã nhận định đây là tòa thành cổ nhất, có quy mô lớn nhất và cũng là nơi có cấu trúc độc đáo nhất lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt Cổ. Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo cho bất cứ ai có ý định khám phá Hà Nội.

Theo truyền thuyết thì Thục An Dương Vương ngày ấy đã xây thành nhiều lần nhưng đều sụp đổ. Cho đến khi thần Kim Quy xuất hiện và đi quanh nhiều vòng dưới chân thành. Vào lúc này vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân rùa vàng, từ đó thành xây không đổ nữa.

Thành Cổ Loa sở hữu nét kiến trúc độc đáo không thua kém gì nhà thờ Hàm Long hay các điểm đến lịch sử khác. Nơi đây từng là hệ thống phòng ngự vững chắc và lực lượng binh sĩ hùng mạnh. Cho tới ngày nay dù không còn là thành lũy chống giặc nhưng thành Cổ Loa vẫn là một biểu tượng văn hóa, cho thấy nền văn minh tiên tiến của nước ta ngày ấy.

Thành Cổ Loa là một trong số 21 di tích cấp quốc gia cần được bảo tồn, gìn giữ

Thành Cổ Loa là một trong số 21 di tích cấp quốc gia cần được bảo tồn, gìn giữ

Thành ngoại có chu vi khoảng 8km xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu thì khoét hào, đắp thành, xây lũy liền kề tới đó. Các lũy xưa cao từ 4 - 5m hoặc từ 8 - 12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2 là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

Nơi lưu giữ nhiều cổ vật giá trị

Thành Cổ Loa là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị với tuổi đời lên tới trăm năm. Các nhà khảo cổ học đã từng khai quật được nhiều ngôi mộ cổ, rìu lưỡi xéo bằng đồng, trống đồng, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh và khuôn đúc mũi tên. Tất cả đều được lưu giữ tại đây để du khách có thể thoải mái tham quan, chiêm ngưỡng.

Nhiều cổ vật vô giá với tuổi đời lâu năm được lưu giữ và trưng bày trong thành

Nhiều cổ vật vô giá với tuổi đời lâu năm được lưu giữ và trưng bày trong thành

Đặc biệt khi mới đây, trong số 29 Bảo vật Quốc gia mới được công nhận, cặp rồng đá thành bậc đền Thượng niên đại năm 1732 thời Lê Trung Hưng được đánh giá là hiện vật độc đáo, có kích thước, cấu trúc và hoa văn trang trí không lặp lại ở bất kỳ di tích nào có cùng chức năng và niên đại ở Việt Nam.

Hiện cặp rồng đá đang được lưu giữ nguyên vẹn tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa

Hiện cặp rồng đá đang được lưu giữ nguyên vẹn tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa

Hình thức độc đáo của cặp rồng đá thành bậc đền Thượng thể hiện ở việc chạm khắc hoa văn rất đặc biệt, mang những nét điển hình của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng đầu thế kỷ 18. Đề tài chủ đạo là hình rồng được chạm ở tư thế vận động từ trên xuống dưới theo chiều dọc của thành bậc. Đầu rồng ngẩng cao, trán dô, tạo thành u, má hóp, mũi sư tử, mắt tròn, tai thú, đôi sừng có nhánh dài, chạm tới cả khúc thân thứ nhất. Miệng rộng, ngậm ngọc, lưỡi ngắn, nanh nhọn, viền xung quanh hàm rồng dưới trang trí họa tiết dải mây xoắn nhỏ, râu mép uốn lượn trải dài từ mắt tới thân, lượn sóng bay về phía sau gáy. Với lối tạo tác kết hợp giữa tượng tròn và phù điêu, biểu tượng rồng cùng văn mây, đã tạo nên sự sống động, uyển chuyển, nhưng cũng đầy mạnh mẽ trên không gian dày đặc mây bay.

"Rồng vuốt râu" là biểu tượng đặc trưng cho điêu khắc thời Lê

Nét đặc biệt của cặp rồng đá đền Thượng còn là sự kết hợp với ba cây hương đá phía trước. Xét theo quan niệm tâm linh và triết học, cây hương đá ngoài trời chính là sự kết nối giữa trời và đất hay cõi âm - cõi dương - là cột thông thiên giữa trời và đất, cao hơn, chính là ý nghĩa vô cùng nhân văn, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho những điều tốt đẹp đến với đời sống con người. Do vậy, cặp rồng đá đền Thượng là hình tượng biểu trưng cho năng lượng của trời đất, là hình ảnh thể hiện sự biểu trưng cho nhà vua và quyền lực của nhà vua, là vật thiêng mang lại sinh khí cho chốn linh thiêng như ngôi đền.

Cặp rồng đá đền Thượng là hình tượng biểu trưng cho năng lượng của trời đất

Cặp rồng đá đền Thượng là hình tượng biểu trưng cho năng lượng của trời đất

Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, người dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.

Thành Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa, những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.

>> Chiêm ngưỡng kỳ đài cổ nhất Việt Nam, là di tích lịch sử quan trọng của người Thành Nam xưa

Ngôi chùa trăm năm tuổi toạ lạc trên nền đất rộng 58.000m2 ở miền Bắc, nổi tiếng với bộ cánh cửa ‘lưỡng long chầu nhật’ là bảo vật Quốc gia 'hiếm có khó tìm'

Thiền môn nghìn năm tuổi nơi đất Cảng, bên trong lưu giữ hai pho tượng được công nhận là bảo vật quốc gia có từ thời nhà Mạc

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/toa-thanh-co-nien-dai-co-nhat-viet-nam-la-noi-so-huu-cap-rong-da-nghin-nam-tuoi-vua-duoc-cong-nhan-bao-vat-quoc-gia-d115624.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tòa thành có niên đại cổ nhất Việt Nam, là nơi sở hữu cặp rồng đá nghìn năm tuổi vừa được công nhận bảo vật Quốc gia
    POWERED BY ONECMS & INTECH