Không chỉ gặp các nguy hiểm trên môi trường mạng, mà việc cho trẻ sử điện thoại, máy tính bảng thường xuyên còn gây ra tình trạng 'nghiện' và khả năng cao mắc bệnh tự kỷ.
Điện thoại, máy tỉnh bảng hay ti vi luôn được xem như là một cứu cánh của các cha mẹ ngày nay để dỗ dành con cái. Dỗ con ăn nhanh, cắt đứt cơn khóc hay để con ngồi yên cho mình làm việc… cha mẹ ngày nay luôn sử dụng cách nhanh nhất là bật điện thoại mở các chương trình trẻ em trên Youtube cho con xem. Chính vì việc này nhiều gia đình đã phải chứng kiến con mình rơi vào cảnh 'nghiện' hay có dấu hiệu của bệnh tự kỷ.
Chị Nguyễn Thanh Phượng, đang sống tại TP.HCM cho biết, để dỗ con trong các bữa ăn chị đều lấy điện thoại bật các bài hát hay chương trình trẻ em trên Youtube, hoặc TikTok để con xem, kết quả giờ đây đã trở thành một thói quen không thể bỏ.
Nếu trong lúc con ăn chị không đưa điện thoại, con chị sẽ khóc, cáu kỉnh và nhiều khi làm đổ cả bát thức ăn và không chịu nghe lời cha mẹ. Không còn cách nào khác chị lại phải đưa điện thoại để con xong bữa ăn hàng ngày.
Tương tự, chị Nguyễn Lan Hương, chủ một doanh nghiệp tại TP.HCM cũng chia sẻ, do công việc quá bận rộn nên chị đã sắm cho con trai mình một chiếc điện thoại smartphone để liên lạc vì dù sao cháu cũng đã học lớp 8.
Tuy nhiên, chị không ngờ rằng chính điều đó đã hại con mình, khi cậu con trai đam mê và “nghiện” chơi game online ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở nhà hay ở trường học, không còn tập trung vào việc gì ngoài việc chỉ chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại.
Đau lòng hơn, khi chị tiến hành tịch thu điện thoại, con trai trở nên giận dữ, nổi cáu và đánh luôn cả mẹ. Chị liền đưa con đi khám được bác sĩ tâm lý cho biết, con có dấu hiệu “nghiện” game và tự kỷ khi không còn muốn giao tiếp với ai ngoài điện thoại.
Trước lỗi lầm của mình, chị đã quyết định bàn giao lại công ty và tập trung vào chữa bệnh cho con.
Theo các chuyên gia tâm lý trong nước và các nghiên cứu quốc tế, việc cho trẻ em tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính bảng hay ti vi quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng các em bị “nghiện”; nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
Cụ thể, chuyên gia tâm lý Hoàng Văn Hải, đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cho hay, theo nhiều nghiên cứu và trên thực tế thấy rằng trẻ rối loạn phổ tự kỷ có mối liên hệ với việc thường xuyên xem tivi và điện thoại.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy thời gian sử dụng thiết bị càng lâu thì các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ (đặc biệt là các triệu chứng giác quan) và sự chậm phát triển càng rõ ràng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ.
Chuyên gia chỉ cách giúp trẻ bảo vệ bản thân trên môi trường mạng
Yêu sai người, mẹ đơn thân đẩy con gái vào tình cảnh đau lòng