Triển vọng ngành ngân hàng 2024, ‘quả bom’ nợ xấu vẫn còn

10-04-2024 10:49|Vũ Kim

CTCK VPBankS kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nhờ các yếu tố vĩ mô tốt nhưng bày tỏ lo ngại về tình hình nợ xấu của toàn ngành.

Theo báo cáo mới cập nhật, CTCK VPBankS kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2023. Ngoài ra, VPBankS cũng nhấn mạnh định giá toàn ngành ngân hàng đang rất hấp dẫn.

Triển vọng ngành ngân hàng 2024, ‘quả bom’ nợ xấu vẫn còn
Nguồn: VPBankS Research

Veề biên lãi ròng của ngành ngân hàng (NIM), VPBankS kỳ vọng dựa trên mặt bằng lãi suất thấp, NIM toàn ngành sẽ phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm và tăng trưởng hơn từ nửa cuối năm. Theo dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED sẽ kết thúc chu kỳ thặt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay với 3 đợt giải lãi suất dự kiến. Điều này sẽ hạ mức chênh lệch giữa mức lãi suất cao của Mỹ và lãi suất thấp của Việt Nam xuống, giảm áp lực tỷ giá USD/VNĐ. Qua đó, việc nới lỏng chính sách tiền tệ mà Việt Nam đang áp dụng trong thời điểm hiện tại sẽ có tác động hiệu quả hơn.

Theo VPBankS, các ngân hàng có tỷ trọng khách hàng cho vay cá nhân lớn như VPB, VIB, MBB, HDB, ACB sẽ là những ngân hàng có mức phục hồi NIM mạnh nhất khi thị trường phục hồi.

Triển vọng ngành ngân hàng 2024, ‘quả bom’ nợ xấu vẫn còn
Nguồn: VPBankS Reasearch

Trong năm 2024, VPBankS dự báo lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng ở mức 15%, tương đương đạt 293.650 tỷ với giả định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) không tăng lãi suất trong năm 2024 và các ngân hàng lớn trong danh sách theo dõi đẩy được 90% room tín dụng được giao từ đầu năm.

Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng lớn đều đã công bố kế hoạch kinh doanh trình ĐHCĐ xem xét phê duyệt. Trong đó, trung bình các ngân hàng tư nhân lớn như ACB, HDB, MBB, TCB, VIB dự kiến tăng trưởng lãi trước thuế trung bình 14%. Các ngân hàng tư nhân nhỏ khác như LPB, MSB, NAB, OCB, SSB, TPB dự kiến tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mạnh hơn ở mức 28%.

Về kế hoạch tăng trưởng tín dụng, trung bình các ngân hàng dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, trong đó có một số ngân hàng lớn đặt chỉ tiêu tăng trưởng dưới mức tăng trưởng tín dụng mục tiêu của Chính phủ như ACB, LPB, TPB, VCB. Các ngân hàng tư nhân vẫn duy trì kế hoạch tăng trưởng tín dụng cao cũng là các ngân hàng có room lớn như HDB, MBB, VIB, VPB.

Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu có thể biến động xấu, nhưng định giá trong dài hạn vẫn rất hấp dẫn.

Triển vọng ngành ngân hàng 2024, ‘quả bom’ nợ xấu vẫn còn
Nguồn: VPBankS Research

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu (NPL) vẫn là một yếu tốt đáng lo ngại khi tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong cả năm 2024 là hơn 222 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng cao nhất là ngành bất động sản chiếm gần 42% tổng giá trị trái phiếu, đạt hơn 93 nghìn tỷ đồng nhưng tập trung và chia đều ở 3 quý cuối năm với giá trị cao nhất trong quý III đạt hơn 31 nghìn tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2023, NPL nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối năm là 4,55%, tăng so với mức 2,03% vào cuối năm 2022, cao hơn mục tiêu của Chính phủ (3%), dù chưa bao gồm nợ được cơ cấu lại theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN (ước khoảng 183,500 tỷ đồng đến hết năm 2023, chiếm 1.35% tổng dư nợ).

Triển vọng ngành ngân hàng 2024, ‘quả bom’ nợ xấu vẫn còn
Nguồn: VPBankS Research

Phần tăng chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ sự kiện của ngân hàng SCB với Vạn Thịnh Phát cùng với các ngân hàng thương mại trong diện mua bắt buộc và kiểm soát đặc biệt. Dù vậy, NPL của các ngân hàng còn lại ước tính vẫn dưới 3%. Sự kiện này đòi hỏi sự chung tay của toàn ngành để tháo gỡ và xử lý nên sẽ gây ảnh hưởng chung cho ngành về chất lượng tài sản trong thời gian tới.

Trên thị trường, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm như TCB, MBB, CTG. Các ngân hàng lớn khác cũng có đà tăng giá rất ấn tượng như BID, VCB tăng hơn 20%, ACB, VIB tăng hơn 15%.

Kỳ vọng từ nâng hạng thị trường

Hiện tại, Việt Nam đang được MSCI và FTSE Russell phân loại là thị trường cận biên và mục tiêu là nâng hạng lên thị trường mới nổi. Ngân hàng Thế giới ước tính việc nâng hạng thị trường chứng khoán có thể mang lại tới 25 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030. Khi nâng hạng, con số vốn hóa ngành Ngân hàng còn được kỳ vọng có thể bứt tốc hơn nữa.

Về mặt định giá, cả P/E và P/B ngành ngân hàng đều chưa chạm tới mức trung bình từ 2013 nên định giá của nhóm ngân hàng vẫn khá hấp dẫn. Trong ngắn hạn sẽ có những biến động, rung lắc nhất định, tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận và theo đó là vốn chủ sở hữu phục hồi dần trong quý cuối năm và tăng trưởng 2024 mạnh hơn trên nền thấp của 2023 thì định giá 2024 sẽ quay lại mức hấp dẫn từ 8.6 đến 9.4 lần P/E (so với P/E trung bình 12 lần) và 1.3-1.6 lần P/B (so với P/B trung bình 1.8 lần).

>> Chuyên gia gọi tên nhóm cổ phiếu tâm điểm của tháng 4

Top 5 ngân hàng có nợ xấu thấp nhất năm 2023

Động thái mới của Bộ Tài chính chuẩn bị cho quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Từ KRX đến nâng hạng thị trường chứng khoán (bài 2): Rủi ro NĐT 'bùng tiền' khi bỏ cơ chế pre-funding

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trien-vong-nganh-ngan-hang-2024-qua-bom-no-xau-van-con-230081.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Triển vọng ngành ngân hàng 2024, ‘quả bom’ nợ xấu vẫn còn
POWERED BY ONECMS & INTECH