Triển vọng phục hồi của thị trường bán lẻ Hà Nội năm 2022?

21-01-2022 12:30|Quyên Quyên

Năm 2021, thị trường bán lẻ Hà Nội tương đối khó khăn, song trong năm 2022 được kỳ vọng sẽ khởi sắc.

Theo CBRE Việt Nam, trong quý IV/2021, phân khúc mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội không ghi nhận dự án mới nào đi vào hoạt động. Giá chào thuê mặt bằng ở tầng trệt và tầng 1 tại các trung tâm thương mại ngoài trung tâm thành phố tiếp tục giảm.

Giá chào thuê trung bình đạt 24USD/m2/tháng, giảm 0,2% theo quý và giảm 3,3% theo năm nhưng tỷ lệ mặt bằng trống vẫn ở mức cao. Tại khu vực trung tâm thành phố, giá chào thuê ghi nhận tăng nhẹ, đạt 106 USD/m2/tháng, tăng 3% theo quý và giảm 1,9% theo năm, tỷ lệ mặt bằng trống cũng tăng nhẹ.

Năm 2021, thị trường bán lẻ Hà Nội tương đối khó khăn, song trong năm 2022 được kỳ vọng sẽ khởi sắc.

Các dấu hiệu phục hồi rõ ràng vào thời điểm cuối năm được thể hiện qua lưu lượng khách tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại tăng mạnh, sự tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng. Dự kiến, giá chào thuê trung bình được kỳ vọng tăng 1,5-2%.

Đề cập đến triển vọng thị trường bán lẻ trong năm 2022, Savills Việt Nam cho biết, trong năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội tăng 2,9% nhưng doanh thu bán lẻ giảm 4,6% do tình trạng buộc phải dừng hoạt động kinh doanh vì dịch bệnh.

Ngoài ra, sau sự lao dốc lịch sử của thị trường vào quý III, quý IV/2021 chứng kiến đà đi lên của chỉ số GRDP và doanh thu bán lẻ với mức tăng lần lượt đạt 6,7% và 8,5%, cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi.

Theo FocusEconomics, Việt Nam sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong khu vực vào năm 2022 và kéo dài đà tăng trưởng đến 2023.

Một khảo sát gần đây của Savills cho thấy, tỷ trọng của các nhà bán lẻ trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, nội thất, đồ gia dụng hay điện tử giảm 14% trong hai năm vừa qua và bị thay thế bởi các dịch vụ đáp ứng những nhu cầu khác như ăn uống.

Nhận định, trong thời gian tới, do khách hàng ngày càng được tiếp cận nhiều kênh bán lẻ như thương mại điện tử, các trung tâm thương mại không thể chỉ còn là nơi để mua sắm đơn thuần. Thay vào đó, các trung tâm này cần đáp ứng được những nhu cầu về mua sắm, giải trí, giao tiếp xã hội và ăn uống của khách hàng. Mặc dù đã có mặt trên thị trường, những trung tâm thương mại đa năng sẽ ngày càng được ưa chuộng.

“Các thương hiệu bán lẻ vẫn dè dặt trong việc mở rộng do lo sợ khả năng phong tỏa và gián đoạn kinh doanh của các cơ sở hiện tại. Tuy nhiên, nhu cầu mở thêm cửa hàng flagship ngày càng tăng trong các lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm và ẩm thực”.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội

thi-truong-ban-le-bat-dong-san.png
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trien-vong-phuc-hoi-cua-thi-truong-ban-le-ha-noi-nam-2022-131563.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Triển vọng phục hồi của thị trường bán lẻ Hà Nội năm 2022?
    POWERED BY ONECMS & INTECH