Tỷ phú Elon Musk nghiên cứu dự án gắn chip vào não bộ con người

18-02-2022 14:28|Hưng Nguyên

Con chip đặc biệt dự kiến được sử dụng để cấy ghép vào não người có kích thước chỉ 4mm, kết nối với bộ não thông qua hàng ngàn dây thần kinh nhân tạo với kích thước siêu nhỏ, được cấy vào não thông qua phẫu thuật và khoan vào hộp sọ.

Nhắc đến Elon Musk, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các công ty nổi tiếng như Tesla hay SpaceX. Ít người biết vị tỷ phú này cũng đang đầu tư vào một dự án mạo hiểm khác là Neuralink, một start-up được Musk kỳ vọng sẽ đưa con người đến chỗ "cộng sinh" với trí tuệ nhân tạo.

Để làm được điều đó, công ty này đang tập trung vào phát triển các công nghệ giao diện não-máy tính. Cụ thể, Neuralink đã tạo ra được những con chip có thể gắn vào não bộ con người.

Năm 2016, Elon Musk đã thành lập một công ty có tên gọi Neuralink, với mục tiêu đầy tham vọng đó là tạo ra một máy tính có thể cấy ghép vào bên trong bộ não của con người.

Con chip đặc biệt dự kiến được sử dụng để cấy ghép vào não người có kích thước chỉ 4mm, kết nối với bộ não thông qua hàng ngàn dây thần kinh nhân tạo với kích thước siêu nhỏ, được cấy vào não thông qua phẫu thuật và khoan vào hộp sọ.

Con chip mà Neuralink đang phát triển có kích thước chỉ bằng một đồng xu và sẽ được gắn vào hộp sọ của bệnh nhân. Tín hiệu điện sẽ được nhận và truyền qua một loạt các dây dẫn siêu nhỏ, mỗi sợi chỉ mỏng bằng 1/20 lần so với đường kính sợi tóc người.

Chúng sẽ được khâu vào bề mặt não, các sợi dây được trang bị tới 1.024 điện cực có thể theo dõi hoạt động của não. Và về mặt lý thuyết, chúng cũng có thể kích thích não bằng dòng điện.

Tất cả các dữ liệu này được truyền từ con chip trong đầu ra ngoài máy tính bằng tín hiệu không dây, để các nhà khoa học tại Neuralink có thể nghiên cứu chúng.

Ý tưởng hay nhưng Elon Musk vẫn phải nhận những lời cảnh báo từ các chuyên gia, Tiến sĩ Karola Kreitmair, phó giáo sư về lịch sử y tế và đạo đức sinh học tại Đại học Wisconsin-Madison, cho biết: “Tôi không nghĩ rằng có đủ ý kiến công khai về những tác động trên bình diện rộng lớn của loại công nghệ đang trở thành hiện thực này”.

Cô nói thêm: “Tôi lo lắng rằng có một sự kết hợp gượng gạo giữa một công ty hoạt động vì lợi nhuận… và những can thiệp y tế hy vọng sẽ giúp được mọi người”.

Mục đích ban đầu của công ty khởi nghiệp 5 tuổi là giúp giảm bớt gánh nặng cho người khuyết tật, như cho phép những người bị liệt điều khiển máy tính và thiết bị di động của họ thông qua hoạt động của não. Tuy nhiên, Musk đã nhắc đến những tham vọng lớn hơn rất nhiều trong tương lai. Ông từng vạch ra tầm nhìn của mình là giúp con người đạt được sự “cộng sinh” với trí tuệ nhân tạo để tránh bị máy móc “bỏ lại phía sau”.

Tiến sĩ L. Syd Johnson, Phó Giáo sư tại Trung tâm Đạo đức Sinh học và Nhân văn tại Đại học Y khoa Upstate thuộc Đại học Bang New York (SUNY Upstate), nói với Daily Beast: “Đây là những sản phẩm rất thích hợp - nếu chúng ta thực sự chỉ nói về việc phát triển chúng cho những người bị liệt - thị trường nhỏ, các thiết bị đắt tiền. Nếu mục đích cuối cùng là sử dụng dữ liệu não thu được cho các thiết bị khác, hoặc sử dụng các thiết bị này cho những việc khác - ví dụ: để lái ô tô, lái xe Tesla - thì có thể có một thị trường lớn hơn rất nhiều”.

Bà tiếp tục: “Nhưng mặt khác tất cả các đối tượng nghiên cứu là con người - những người có nhu cầu thực sự - đang bị lợi dụng và sử dụng trong nghiên cứu đầy rủi ro vì lợi ích thương mại của người khác”.

Elon Musk gây sốc khi tuyên bố Bill Gates sẽ phá sản

Google tung ‘siêu’ chip lượng tử khiến Elon Musk phải choáng: Giải quyết những bài toán nan giải của nhân loại chỉ trong 5 phút, hứa hẹn thay đổi thế giới

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ty-phu-elon-musk-nghien-cuu-du-an-gan-chip-vao-nao-bo-con-nguoi-122447.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỷ phú Elon Musk nghiên cứu dự án gắn chip vào não bộ con người
    POWERED BY ONECMS & INTECH