Tỷ phú USD 'mới' nhất Việt Nam, có bằng Tiến sĩ Vật lý hạt nhân, nghỉ việc Nhà nước đi bán mì gói
Theo Forbes, tính đến chiều ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), khối tài sản của ông đạt đúng 1 tỷ USD, xếp hạng 2.716 trên thế giới.
Tạp chí Forbes vừa cập nhật thông tin về tài sản của các doanh nhân Việt Nam vào đầu năm Ất Tỵ 2025. Trong đó, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, đã chính thức quay trở lại danh sách tỷ phú USD sau khi tạm thời rời khỏi vị trí này trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Trong phần lớn thời gian của năm 2024, ông Nguyễn Đăng Quang luôn nằm trong danh sách tỷ phú USD do Forbes công bố. Tuy nhiên, vào ngày 23/1/2025, tài sản của ông đã giảm xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD, khiến ông bị loại khỏi danh sách. Theo Forbes, tính đến chiều ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết), khối tài sản của ông đạt đúng 1 tỷ USD, xếp hạng 2.716 trên thế giới.
Đây không phải lần đầu tiên ông Nguyễn Đăng Quang rời khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes, nhưng sự trở lại lần này tiếp tục khẳng định tầm ảnh hưởng và tiềm lực tài chính của vị doanh nhân đứng đầu Masan.
Tỷ phú Việt hiếm hoi có bằng Tiến sĩ
Ông Nguyễn Đăng Quang, sinh năm 1963 tại Quảng Trị, là một trong những doanh nhân Việt Nam có nền tảng học thuật ấn tượng. Trong suốt quá trình trưởng thành, ông đã có nhiều năm sinh sống và học tập tại nước ngoài.
Ông sở hữu bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov và Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Đại học Vật lý ứng dụng – Viện Hàn lâm Khoa học Belarus.
Nhiều người cho rằng ngành Vật lý hạt nhân có vẻ không liên quan đến kinh doanh. Thực tế, đây là ngành đào tạo cử nhân có trình độ chuyên môn về lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân, vật lý hạt nhân thực nghiệm, ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác.
Cử nhân Kỹ thuật Hạt nhân có khả năng nghiên cứu và giải quyết trọn vẹn các vấn đề trong kiểm định không phá hủy, hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán hình ảnh, lập kế hoạch điều trị bệnh bằng kỹ thuật hạt nhân, các doanh nghiệp có sử dụng công nghệ bức xạ; ứng dụng những kiến thức vật lý hiện đại cho khoa học và đời sống; có khả năng tiếp cận, nghiên cứu và sử dụng những thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất.
Nghiên cứu sâu cả lý thuyết và thực nghiệm về hạt nhân như cấu trúc và phản ứng hạt nhân, nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác, thuộc lĩnh vực khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường. cử nhân trong các lĩnh vực hạt nhân có khả năng nghiên cứu và vận dụng kiến thức trong lĩnh vực năng lượng và phi năng lượng, có khả năng nghiên cứu và vận dụng kiến thức vật lý trong khoa học và đời sống, có hoài bão phục vụ đất nước và có kỹ năng sống.
Dù theo học một chuyên ngành khoa học mang tính lý thuyết cao, nhưng ông Nguyễn Đăng Quang lại chọn rẽ hướng sang kinh doanh. Trong Báo cáo thường niên năm 2021 của Masan Group, ông từng chia sẻ về định hướng chiến lược và tham vọng của tập đoàn:
"Nhiều người vẫn nhầm tưởng tôi có học vị Tiến sĩ chuyên ngành Marketing, bởi bằng Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân của tôi chẳng liên quan gì đến ngành tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự kết hợp giữa khoa học, công nghệ và marketing sẽ tạo ra 'phản ứng hạt nhân' bùng nổ, giúp chúng ta phục vụ người tiêu dùng tốt hơn".
Đứng đầu đế chế tiêu dùng hàng đầu Việt Nam
Sau thời gian du học, ông Nguyễn Đăng Quang trở về nước và công tác tại Viện Khoa học Việt Nam trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, vào những năm 1990, ông quyết định khởi nghiệp tại Nga bằng việc bán mì gói cho cộng đồng người Việt.
Nhận thấy tiềm năng từ ngành thực phẩm, ông dần mở rộng hoạt động kinh doanh sang các mặt hàng khác, tạo nền tảng cho sự phát triển của Masan Group sau này.
Đến năm 2002, ông Quang chính thức ra mắt thương hiệu Masan tại Việt Nam, với sản phẩm đầu tiên là nước tương Chinsu. Từ đó, Masan nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, với nhiều sản phẩm quen thuộc như tương ớt Chinsu, nước mắm Nam Ngư, mì Omachi, mì Kokomi, xúc xích Ponnie, cà phê Vinacafe...
Ngoài Masan, ông Nguyễn Đăng Quang còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Techcombank trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt tại ngân hàng này, từ Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT đến Cố vấn Chủ tịch HĐQT, góp phần định hình chiến lược phát triển và mở rộng quy mô hoạt động.
Năm 2019, ông Nguyễn Đăng Quang gây chú ý khi thực hiện thương vụ thâu tóm hệ thống bán lẻ VinMart từ Vingroup, đánh dấu bước đi chiến lược của Masan vào lĩnh vực bán lẻ. Sự kiện này không chỉ mở rộng hệ sinh thái của tập đoàn mà còn đưa Masan trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường tiêu dùng và bán lẻ Việt Nam.
Với đế chế Masan vững mạnh cùng những đóng góp quan trọng trong quản trị doanh nghiệp và ngân hàng, ông Nguyễn Đăng Quang hiện sở hữu khối tài sản khổng lồ, khẳng định vị thế của mình trong giới doanh nhân Việt Nam.
>> Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách, đầu năm mới Việt Nam có 6 tỷ phú USD
'Mỏ vàng' của Việt Nam được mệnh danh là 'điểm đến của tỷ phú thế giới', thu về hơn 45 nghìn tỷ đồng