Tài chính Ngân hàng

Vay dễ nhưng lại khó trả, tín dụng đen có còn đất sống?

Linh Nhi 31/10/2023 - 10:22

Tín dụng đen khiến người lao động rơi vào vòng xoáy nợ nần không lối thoái, trong khi đó NHNN đã ban hành nhiều cơ chế tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn tín dụng.

Thực hiện theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho khách hàng và người dân tiếp cận vốn tín dụng.

Đồng thời chỉ đạo các NHTM, công ty tài chính tiêu dùng do NHNN cấp phép, tài chính vi mô , các quỹ tín dụng… cải cách thủ tục hành chính, mở rộng màng lưới đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa và các sản phẩm dịch vụ tài chính số để người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay nhất là lĩnh vực cho vay phục vụ đời sống và tiêu dùng cá nhân… nhằm hạn chế tín dụng đen và phổ cập tài chính toàn diện quốc gia.

Chính vì vậy mặc dù tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn cùng với diễn biến khó lường kinh tế toàn cầu song đến 31/8/2023, dư nợ cho vay phục vụ đời sống toàn hệ thống đạt khoảng 2.671.000 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 0,35% so với 31/12/2022, nợ xấu chiếm tỷ lệ trên 4%.

Vay dễ nhưng lại khó trả, tín dụng đen có còn đất sống?

Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của 16 công ty tài chính là 135.945,36 tỷ đồng (chiếm khoảng hơn 5% dư nợ cho cho vay phục vụ đời sống). Tuy nhiên, nợ xấu của các công ty tài chính đến nay đã lên đến 8-10% cá biệt có công ty nợ xấu lên đến 20%, nhiều công ty lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao.

Tại Hội thảo "Gỡ khó cho vay tiêu dùng - đẩy lùi tín dụng đen" được tổ chức sáng nay ngày 31/10, đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, trong 3 năm qua đã có 2.740 vụ với gần 5.000 đối tượng liên quan đến "tín dụng đen" bị phát hiện, 3.399 bị can đã bị khởi tố điều tra. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, lực lượng công an đã phát hiện, xử lý hơn 700 vụ, khởi tố trên 400 vụ và 800 bị can.

Vay dễ nhưng lại khó trả, tín dụng đen có còn đất sống?
Đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an

Bên cạnh "tín dụng đen" cho vay nóng thì giờ đây có thêm tín dụng đen công nghệ. Với sự phát triển của công nghệ, hàng loạt các ứng dụng cho vay online mọc lên, khó kiểm soát. Đặc biệt, "tín dụng đen" công nghệ có lãi suất cao hơn nhiều so với loại truyền thống, có thể lên tới hàng nghìn % một năm. Hình thức này khiến cho tín dụng ngày càng phức tạp hơn.

Trong quá trình điều tra, cơ quan công an còn phát hiện nhiều vụ việc do nhóm đối tượng người nước ngoài chủ mưu cấu kết với các đối tượng người Việt Nam sử dụng nhiều pháp nhân thương mại "ma" để tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng với lãi suất hàng nghìn %/năm.

Vay dễ nhưng lại khó trả, "tín dụng đen" với lãi suất cao lên tới hàng trăm % một năm, đã khiến cho nhiều người vay lâm vào cảnh nợ nần chồng chất khi không trả được đã bị các đối tượng cho vay hành hung, khủng bố, gây mất trật tự xã hội.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các công ty tài chính đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tổ chức triển khai cho vay tiêu dùng đối với những đối tượng dưới chuẩn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động có thu nhập thấp nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi tín dụng đen, song đến nay hầu như các công ty tài chính đều gặp rất nhiều khó khăn do nợ xấu ngày càng tăng cao.

Ngoài những yếu tố khách quan với khó khăn chung còn có những yếu tố chủ quan và rất nguy hiểm mà chưa có chế tài xử lý đó là khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ, thậm chí cán bộ công ty đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cán bộ là dùng biện pháp manh động để đòi nợ đến chính quyền.

Bên cạnh đó, một số đối tượng lợi dụng việc cơ quan quản lý trấn áp tội phạm tín dụng đen và cố tình qui kết các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép là tổ chức tín dụng đen nên không trả nợ và thành lập hội bùng nợ trên zalo, facebook …. nhưng không hề bị xử lý.

Thực trạng đó dẫn đến nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng tăng cao, cán bộ thu hồi nợ nghỉ việc, các công ty tài chính không thể tiếp tục mở rộng cho vay được, thực tế dự nợ không tăng mà còn giảm so với năm 2022 (giảm trên 60.000 tỷ). Người dân có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp cận được vốn vay từ công ty tài chính tiêu dùng…

Hệ quả là tín dụng đen bắt đầu trỗi dậy, mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước tích cực triệt phá nhiều ổ nhóm tín dụng đen song diễn biến còn rất phức tạp dưới nhiều hình thức tinh vi nhất là trên môi trường mạng.

Bài trừ tín dụng đen bằng các giải pháp 'từ gốc đến ngọn'

Bài trừ tín dụng đen bằng các giải pháp 'từ gốc đến ngọn'

Lật tẩy các chiêu thức 'giăng bẫy' mới của tội phạm tín dụng đen

Khánh Hòa đẩy nhanh công tác cấp sổ đỏ ngăn chặn tín dụng đen

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vay-de-nhung-lai-kho-tra-tin-dung-den-co-con-dat-song-208463.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vay dễ nhưng lại khó trả, tín dụng đen có còn đất sống?
POWERED BY ONECMS & INTECH