CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (Mã VPG - HOSE) công bố báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2022 với cứ rơi mạnh sau năm lãi kỷ lục trước đó.
Trong quý 4/2022, Việt Phát đạt doanh thu 1.622 tỷ đồng - gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn nên lợi nhuận gộp của VPG chuyển âm 53 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gộp 102 tỷ.
Bù lại, doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng gấp 5,9 lần YoY lên mức 59,3 tỷ và khoản lợi nhuận khác 26,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ đạt gần 9,7 tỷ.
Bù lại, chi phí hoạt động kỳ này của Việt Phát cũng tăng mạnh trong đó chi phí tài chính tăng gấp 5,5 lần YoY; chi phí quản lý doanh nghiệp gấp 5,6 lần với 46,3 tỷ và chi phí bán hàng tăng thêm gần 2 tỷ lên 24,2 tỷ.
Sau trừ các khoản thuế phí, Xuất nhập khẩu Việt Phát báo lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 âm 92,7 tỷ - trong khi cùng kỳ lãi 61,3 tỷ. Đây là mức lỗ đầu tiên trong lịch sử niêm yết của công ty kể từ tháng 1/2018.
Tính chung cả năm 2022, tổng doanh thu ghi nhận của VPG đạt 5.525 tỷ đồng - tăng 42% so với năm 2021 song chỉ tương đương 72,7% kế hoạch cả năm.
Giá vốn bán hàng cùng với chi phí hoạt động (chủ yếu là chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp) tăng cao khiến lợi nhuận ròng của công ty giảm mạnh về còn 62,5 tỷ đồng - giảm 85% YoY - mức thấp nhất trong 3 năm COVID-19.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2022 của VPG tăng lên mức 390 tỷ đồng.
Trên bảng cân đối tài chính, tổng tài sản của Việt Phát tại thời điểm 31/12/2022 tăng gấp 2,5 lần đầu năm lên 5.977 tỷ đồng trong đó 5.000 tỷ là tài sản ngắn hạn (bao gồm 1.530 tỷ đồng tiền mặt và tương đương - gấp 2 lần đầu năm; khoản phải thu ngắn hạn tăng 870 tỷ so với đầu năm lên mức 1.510 tỷ; hàng tồn kho tăng gấp 2,6 lần lên 1.880 đồng).
Đồng pha, nợ phải trả của Việt Phát cũng tăng thêm 3.000 tỷ - đạt 4.497 tỷ đồng (gấp 3 lần vốn chủ sở hữu - gần gấp đôi mức 1,6 lần của năm 2021) trong đó 90% là vay ngắn hạn. Nợ vay tài chính đến cuối quý 4 của công ty tăng thêm 1.170 tỷ lên 1.682 tỷ đồng.
Năm qua, công ty đã phải chi tới 118 tỷ đồng cho các khoản chi phí lãi vay, con số này gấp từ 3 - 4 lần các năm trước đó.
Cần nhấn mạnh rằng, dù không phải là doanh nghiệp thép thuần túy song sản xuất và kinh doanh một số sản phẩm liên quan đến sắt thép và luyện kim cũng đóng góp phần không nhỏ trong doanh thu của Xuất nhập khẩu Việt Phát.
'Túi mù' là gì mà nghệ sĩ Việt phát cuồng?
Bà Trương Mỹ Lan tiếp tục đòi 2.500 tỷ đồng từ Tập đoàn Novaland (NVL)