2Q2021, CTG có thu nhập lãi thuần đạt 10,879 tỷ VND (+2.2% QoQ, +39.5% YoY); thu nhập ngoài lãi đạt 3,205 tỷ VND (+40.5% QoQ, +47.2% YoY); TOI đạt 14,083 tỷ VND (+9.0% QoQ, +41.2% YoY). Tuy nhiên, chi phí dự phòng tăng mạnh, đạt 7,106 tỷ VND, (+221% YoY, +426% QoQ) khiến cho LNST 2Q2021 chỉ đạt 2,239 tỷ VND (-65.4% QoQ, -38.0% YoY), là mức lợi nhuận thấp nhất trong 6 quý gần đây.
Hoạt động kinh doanh
Tăng trưởng tín dụng đạt 5.5% QoQ và 12.6% YoY
Dư nợ tín dụng được cải thiện tăng 5.5% QoQ và 12.6% YoY trong đó dư nợ khối bán lẻ và SME tăng mạnh mẽ, lần lượt đạt 19.3% YoY và 21.4% YoY. Cơ cấu cho vay hầu như không có thay đổi với 38% cho khối khách hàng doanh nghiệp. 34% khối khách hàng cá nhân và 23% khối khách hàng SME.
NIM 2Q2021 giảm 13 bps QoQ do cắt giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế
NIM 2Q2021 giảm nhẹ so với 1Q2021 tuy nhiên cao hơn so với cùng kì năm ngoái, đạt 3.16% (-13 bps QoQ, +47 bps YoY) là nguyên nhân chính giúp NII tăng mạnh so với cùng kỳ. Theo quan điểm của KBSV, sự biến động của NIM trong 2Q2021 so với quý trước đến từ việc CTG mạnh mẽ cắt giảm lãi suất đầu ra theo chỉ thị từ phía để hỗ trợ nền kinh tế. Trong khi đó, chi phí vốn tiếp tục giảm 17bps QoQ nhờ đẩy mạnh huy động nguồn từ NHNN và thị trường liên ngân hàng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 2Q2021 đạt 1,357 tỷ VND (+5.7% QoQ, +23.1% YoY) nhờ đẩy bán các sản phẩm có thế mạnh như chuyển tiền, dịch vụ thẻ, tài trợ thương mại cùng với tối ưu quản trị chi phí. Lãi từ hoạt động FX giảm 19.8% YoY và lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư giảm 2.8% YoY trong khi đó CTG đẩy mạnh thu hồi xử lý nợ xấu giúp lãi thuần từ hoạt động khác tăng đột biến đạt 1,134 tỷ VND khiến NOII 2Q2021 đạt 3,205 tỷ VND (+40.5% QoQ, +47.2% YoY). Tỷ lệ NII/TOI đạt 77.2% (-520 bps QoQ).
Tỷ lệ nợ xấu 2Q2021 đạt 1.34%, tăng 46bps QoQ, chủ yếu do nợ nhóm 5 tăng đột biến 59bps QoQ. Theo thông tin từ phía CTG, đây là phần nợ xấu tương ứng của một doanh nghiệp lớn, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 tuy nhiên không thuộc đối tượng được áp dụng cơ cấu nợ theo thông tư 01/2020 và 03/2021. CTG đánh giá cao khả năng chuyển về nhóm nợ thấp hơn khi đã có những cam kết và động thái tích cực từ phía doanh nghiệp.
Đẩy mạnh trích lập dự phòng 7,106 tỷ VND trong đó bao gồm 5,000 tỷ nợ tái cơ cấu
Trong kì, CTG đã đẩy mạnh trích lập dự phòng 7,106 tỷ VND trong đó đã trích khoảng 5,000 tỷ VND cho phần nợ tái cơ cấu theo thông tư 03/2021 và 3,000 tỷ VND cho phần nợ xấu nhóm 5 tăng thêm trong kì. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 129.0% giảm 26.4% điểm QoQ, tương đương với trung bình hệ thống ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ của khách hàng có nợ tái cơ cấu là 49,000 tỷ VND; phần nợ được tái cơ cấu là 4,160 tỷ VND; Tổng trích lập dự phòng cho phần nợ này là khoảng 12,500 tỷ VND và CTG đã trích lập 40% dư nợ tái cơ cấu, vượt chỉ tiêu 30% của NHNN cho năm 2021.
Dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 8.0% trong năm 2021 khi các doanh nghiệp đẩy mạnh vay nợ để hồi phục sau dịch Covid-19
Chúng tôi ước tính NIM 2021 tăng 16 bps YoY, đạt 3.00%, điều chỉnh tăng 2bps so với dự phóng trước đó với kì vọng CTG tiếp tục kiểm soát tốt chi phí đầu vào để bù đắp cho phần giảm lãi suất đầu ra hỗ trợ doanh nghiệp.
Dự phóng NPL đạt 1.4% (tăng so với 1.1% dự phóng cũ) do nợ nhóm 5 tăng mạnh trong kì cùng chất lượng tài sản bị ảnh hưởng do dịch bệnh.
Chi phí trích lập dự phòng đạt 12,721 tỷ VND (+5% YoY), điều chỉnh tăng 62.8% so với dự phóng cũ do ảnh hưởng của phần nợ nhóm 5 mới cũng như kì vọng trích lập hết phần nợ tái cơ cấu theo thông tư 03/2021.
Chúng tôi dự phóng LNST năm 2021 đạt 16,876 tỷ VND, tăng 22.8% YoY.
Chúng tôi dự phóng LNST năm 2022 đạt 24,032 tỷ VND, tăng 42.4% YoY với thu TOI tăng 9% YoY và chi phí trích lập dự phòng giảm 47% YoY.
Cần lưu ý đến diễn biến dịch Covid-19 tại thời điểm hiện tại có thể ảnh hưởng đến chất lượng tài sản và kết quả kinh doanh của CTG, mức trích lập dự phòng chúng tôi đưa ra dựa trên kịch bản dịch Covid-19 được kiểm soát tốt trong 4Q2021.
2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu CTG.
(1) Phương pháp định giá P/B Với kì vọng tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2021-2022, triển vọng dài hạn tích cực sau khi tất toán nợ VAMC, chúng tôi đưa ra P/B mục tiêu năm 2021 của CTG là 2.24x, tương đương trung bình P/B 2 năm của ngân hàng quốc doanh có nhiều nét tương đồng là BID.
(2) Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư (Bảng 14)
Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp sử dụng thêm phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư để phản ánh rủi ro hệ thống và kỳ vọng dài hạn.
Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu CTG là 40,600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 15.8% so với giá ngày 16/08/2021.