Vinatrans đã tìm được nhân sự thay thế nữ Tổng Giám đốc vừa xin nghỉ vì môi trường làm việc bất ổn

02-06-2024 05:45|Mai Chi

Lý do xin nghỉ việc của Giám đốc của doanh nghiệp Nhà nước này cũng đã khiến nhiều người quan tâm.

CTCP Giao nhận kho vận ngoại thương Việt Nam (Vinatrans, UpCOM: VIN) đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật với bà Lê Hoàng Như Uyên, quyết định có hiệu lực từ 31/5/2024.

Trước đó, bà Uyên đã nộp đơn xin nghỉ với lý do "môi trường làm việc quá nhiều bất ổn, không còn phù hợp để làm việc và cống hiến thêm sức lực cho công ty". Bà Uyên đã có quá trình làm việc hơn 28 năm tại Vinatrans và giữ vị trí Tổng Giám đốc từ tháng 2/2021.

Trước khi bà Uyên xin nghỉ, Vinatrans cũng đã trải qua những biến động nhân sự lớn tại nhiều vị trí chủ chốt. Đơn cử, bà Ninh Kim Thoa đã xin thôi giữ chức trưởng phòng kế toán tài chính từ ngày 19/4/2024 và người thay thế là bà Phan Thị Kim Chi, cấp phó của bà Thoa. Ngoài ra, bà Lê Thị Thu Hiền và bà Phạm Thị Thanh Bình cũng bị miễn nhiệm chức Thành viên HĐQT và trưởng ban kiểm soát từ ngày 15/4/2024.

Vinatrans đã tìm được nhân sự thay thế nữ Tổng Giám đốc vừa xin nghỉ vì môi trường làm việc bất ổn
Bà Lê Hoàng Như Uyên

Vinatrans đã quyết định bổ nhiệm ông Hà Minh Huấn giữ chức danh Tổng Giám đốc thay bà Uyên. Ông Huấn trước đó là Trưởng văn phòng đại diện tại TP.HCM của Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel - TVN), công ty mẹ của Vinatrans. Đây là một động thái đáng chú ý trong bối cảnh Vinatrans đang trải qua nhiều thay đổi lớn trong cơ cấu nhân sự.

Theo báo cáo quản trị năm 2023, Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) là chủ sở hữu chính của Vinatrans, nắm giữ hơn 95% cổ phần. Trước khi nghỉ, bà Uyên còn là đại diện Vnsteel, nắm giữ hơn 7,2 triệu cổ phần tại Vinatrans, tương ứng tỷ lệ sở hữu gần 28,3%. Bà cũng sở hữu cá nhân 6.000 cổ phiếu. Bên cạnh bà Uyên, nhiều lãnh đạo khác cũng nắm cổ phần đại diện vốn cho Vnsteel tại Vinatrans, bao gồm ông Nguyễn Minh Huy - Chủ tịch HĐQT Công ty, đại diện 29,42% cổ phần, ông Nguyễn Thanh Tòng - Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT, nắm 18,85% và bà Lê Thị Thu Hiền, nắm 18,82%.

Vinatrans được thành lập từ năm 1975, ban đầu là một doanh nghiệp nhà nước, sau đó chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ năm 2010. Công ty hiện có vốn điều lệ 255 tỷ đồng và trụ sở chính tại quận 4, TP.HCM.

Về tình hình kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của Vinatrans liên tục giảm trong 4 năm trở lại đây. Theo BCTC hợp nhất quý I/2024, Vinatrans đạt doanh thu thuần 28,5 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt 9,7 tỷ đồng, giảm 15%.

Mặc dù kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao, từ năm 2013 đến nay, Vinatrans vẫn giữ thói quen trả cổ tức bằng tiền đều đặn mỗi năm cho cổ đông. Mức cổ tức cao nhất từng ghi nhận là 19% (1.900 đồng/cp) cho năm 2022. Mới đây, HĐQT Công ty thông báo chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023, tỷ lệ 7% bằng tiền (700 đồng/cp). Với 25,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vinatrans dự kiến chi khoảng 18 tỷ đồng để trả cổ tức. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6 và ngày thanh toán dự kiến 28/6/2024.

Cổ phiếu VIN lần đầu giao dịch trên UPCoM năm 2014. Từ cuối tháng 4/2024, thị giá VIN đứng yên ở mức 21.000 đồng/cp và hầu như không phát sinh giao dịch.

>> Tổng Giám đốc Vinatrans bất ngờ xin nghỉ việc với lý do 'môi trường làm việc quá nhiều bất ổn, không còn phù hợp'

Ngân hàng Eximbank bổ nhiệm nhân sự cấp cao

Điều đặc biệt ở 34 bí thư tỉnh ủy mới công bố, đa số không là người địa phương

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vinatrans-da-tim-duoc-nhan-su-thay-the-nu-tong-giam-doc-vua-xin-nghi-vi-moi-truong-lam-viec-bat-on-237088.html
Bài liên quan
  • Danh sách 23 bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau hợp nhất tỉnh
    Sáng 30/6, tại 23 tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; chỉ định nhân sự lãnh đạo cấp tỉnh, cấp xã.
    9 giờ trước| Vĩ mô
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định nhân sự Hội đồng nhân dân tại 19 tỉnh, thành
    Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết về chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban của HĐND tại 19 tỉnh, thành phố sau sáp nhập. Các nghị quyết đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.
  • Thông tin chi tiết về Chủ tịch 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
    Các địa phương vừa công bố danh sách nhân sự lãnh đạo chủ chốt để kiện toàn bộ máy, nhân sự sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Trong đó, Thủ tướng chỉ định 23 Chủ tịch tỉnh, thành mới; 11 tỉnh, thành không thực hiện sắp xếp vẫn giữ nguyên nhân sự cũ.
  • Sáng 30/6: Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự
    Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Vinatrans đã tìm được nhân sự thay thế nữ Tổng Giám đốc vừa xin nghỉ vì môi trường làm việc bất ổn
    POWERED BY ONECMS & INTECH