Nhóm ngân hàng ‘ghìm chân’ chỉ số, một cổ phiếu VN30 thủng đáy 3 năm
VN-Index mất mốc 1.250 điểm khi áp lực bán từ nhóm ngân hàng tiếp tục gây sức ép. Thanh khoản rơi về mức thấp nhất trong 21 tháng, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
14h45: Sau 30 phút ngắn ngủi giao dịch trên mức tham chiếu ở phiên sáng, VN-Index chịu sức ép bán mạnh từ nhóm cổ phiếu trụ. Chỉ số mất đi lực đỡ và lùi về mức 1.245 (giảm hơn 5 điểm). Sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện với 392 mã giảm và 290 mã tăng.
Thanh khoản cạn kiệt với hơn 7.500 tỷ đồng trên HoSE, tương đương 336 triệu đơn vị giao dịch, thấp nhất trong vòng 21 tháng.
Nhóm VN30 có 21 mã giảm giá, tác động tiêu cực đến chỉ số là nhóm ngân hàng như BID (-1%), CTG (-1,1%), MBB (-0,5%), STB (-0,8%), TPB (-0,6%)... Ngoài ra, GAS cũng chịu áp lực bán, lùi về mức 67.000 đồng/cp và thủng đáy 3 năm. Ngược lại, bộ ba cổ phiếu “họ” Vingroup ghi nhận sắc xanh hiếm hoi giúp thu hẹp đà giảm chỉ số.
Xét về nhóm ngành,nhiều cổ phiếu bất động sản, thép, chứng khoán, hóa chất chịu áp lực bán mạnh từ thị trường chung như PDR (-1,6%), DXG (-1,4%), HCM (-1,5%), HSG (-2%), CSV (-2,8%)...
Ngược lại, một vài cổ phiếu xây dựng, dầu khí vẫn giữ được sắc xanh hiếm hoi như CTD (+1,3%), CII (+1,2%), PLX (+1,8%)...
Khối ngoại gia tăng bán ròng với giá trị 440 tỷ đồng, tập trung vào STB (85 tỷ đồng), BID (34 tỷ đồng), HPG (33 tỷ đồng). Ngược lại, nhóm này mua vào HDB với giá trị 46 tỷ đồng.
13h45: Cổ phiếu trụ tiếp tục gây sức ép lên chỉ số. Nhóm VN30 có 22 mã giảm, phần lớn đến từ cổ phiếu ngân hàng như BID (-1,7%), CTG (-0,8%), TPB (-0,6%)... Nhiều cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, hóa chất, thép cũng bị bán mạnh như DIG (-1,4%), DXG (-1%), HSG (-2%), DCM (-1,2%), CSV (-1,2%)...
Ngược lại, một vài cổ phiếu xây dựng, đầu tư công, vận tải vẫn giữ được sắc xanh hiếm hoi như CTD (+1,3%), CII (+0,8%), VTP (+1%)...
11h30: Áp lực bán dâng cao đẩy VN-Index lùi về mức 1.246 (giảm 4,5 điểm). Thanh khoản teo tóp với giá trị hơn 3.300 tỷ đồng, tương đương hơn 131 triệu đơn vị giao dịch. Sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện với 318 mã giảm và 259 mã tăng.
Tại nhóm ngân hàng, áp lực điều chỉnh đẩy nhiều cổ phiếu lùi sâu dưới tham chiếu như BID (-2,4%), CTG (-1,2%), VCB (-0,7%), TPB (-0,6%)... Trong khi NAB ngược chiều tăng 2,4% đưa thị giá áp sát đỉnh lịch sử. Nhiều cổ phiếu nhóm bất động sản, thép, tiêu dùng ghi nhận mức giảm từ 1-2% như DIG (-1,4%), PDR (-1,6%), HSG (-2%), NKG (-1,5%)...
Ở chiều ngược lại, dầu khí, xây dựng, vận tải có mức tăng tốt giúp thu hẹp đà giảm của chỉ số, nổi bật là HBC (+9,4%), OIL (+4,2%), PLX (+1,7%), HNG (+1,7%)...
Khối ngoại tiếp tục động thái bán ròng với giá trị 325 tỷ đồng, tập trung vào các mã ngân hàng như STB, CTG, BID. Ngược lại, nhóm này giải ngân nhỏ giọt vào VHM với 10 tỷ đồng, VGC với 7,4 tỷ đồng.
9h45: VN-Index giảm hơn 1 điểm về 1.249 trước áp lực bán vẫn còn hiện hữu. Thị trường có 232 mã tăng và 180 mã giảm.
Nhóm ngân hàng ghi nhận mức tăng khả quan từ NAB, STB, SHB. Trong đó, NAB bật tăng 1,5% với lệnh đặt mua áp đảo, đưa thị giá áp sát vùng đỉnh lịch sử. Ngược lại, một vài cổ phiếu như BID, CTG, ACB, VCB có mức giảm nhẹ quanh 0,5%.
Nhiều cổ phiếu xây dựng, vận tải, chăn nuôi, công nghệ - viễn thông tăng tốt so với thị trường chung, nổi bật là HBC (+10%), HNG (+3,8%), CII (+1,2%), VOS (+1,2%), YEG (+2,4%)...
Ngược lại, nhiều mã bất động sản, thép chịu áp lực điều chỉnh như CEO (-0,8%), VRE (-0,6%), PDR (-0,5%), DXG (-0,4%), HSG (-0,8%)....
>> Ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất Việt Nam công bố lợi nhuận 2024 vượt 1,1 tỷ USD
Hàng loạt quỹ mở chiến thắng VN-Index, 'quán quân' tăng trưởng lên tới 34%
HAGL nắm lợi thế lớn ở hai mặt hàng xuất khẩu gần 3,6 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động