Vợ chồng già dứt khoát lên thành phố dù lãnh lương hưu gần 50 triệu đồng/tháng ở nông thôn: Đâu mới thực là chốn dưỡng già lý tưởng?
Bố mẹ chồng tôi 63 tuổi, lương hưu của hai vợ chồng là 15000 tệ (khoảng 49,5 triệu đồng), về quê nghỉ hưu chưa đầy một tháng thì quyết định quay lại thành phố.
Quyết định về quê dưỡng già là do mẹ chồng tôi nêu ra, bà nói rằng bà sống ở thành phố nhiều năm và khao khát cuộc sống ở quê. Ở quê cũng có nhiều họ hàng đang sinh sống và sẽ có người chăm sóc bà, bà bảo chúng tôi không cần lo lắng.
Vì sức khỏe của hai ông bà đều không tốt nên tôi không để họ chăm sóc hai đứa con của tôi, đích thân chồng tôi đã chăm sóc tôi trong thời gian ở cữ. Mẹ chồng tôi bị cao huyết áp và bố chồng bị tiểu đường. Họ đều đang dùng thuốc trong một thời gian dài.
Vợ chồng tôi làm việc ở Tô Châu, môi trường làm việc và thu nhập cũng khá tốt. Sáng và chiều đều đưa đón con, trường cách nhà không xa. Vì con cái đã lớn nên hiện tại không cần lo lắng nhiều nữa, cuộc sống rất thoải mái. Gia đình sống yên bình vì vậy mà bố mẹ chồng thấy không cần giúp đỡ gì đến nên muốn về quê để lại không gian riêng cho gia đình tôi.
Quê hương chồng tôi ở một ngôi làng nhỏ tại Hồ Nam, nơi đây phong cảnh rất đẹp và đặc biệt phù hợp với người già. Vì vậy, sau khi bàn bạc với chúng tôi, bố mẹ chồng tôi quyết định về quê và sống một cuộc sống lý tưởng ở nông thôn.
Sẵn dịp này, vợ chồng tôi quyết định về thăm quê cùng bố mẹ. Về đến nhà, tôi cảm thấy rất ấm áp với sự nhiệt tình của anh chị dâu và những lời chào hỏi của hàng xóm láng giềng. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm.
Giờ phút này, được nghe giọng nói quen thuộc của những người xung quanh và được uống thứ nước mà mình đã uống từ khi còn nhỏ, tôi thực sự xúc động. Xa quê đã nhiều năm, điều tôi quan tâm nhất là người dân quê hương, chẳng trách người ta có câu “lá rụng về cội”.
Nhưng chỉ sau một thời gian, tôi thấy rằng có rất nhiều bất tiện. Kinh tế nông thôn kém phát triển, muốn mua nhu yếu phẩm hàng ngày phải đi xe công nông lên thị trấn. Mặc dù 5 tệ một chuyến không đắt nhưng ngồi trên đó rất khó chịu, ngay cả trên đường bằng phẳng, nó cũng sóc giống như đi tàu lượn siêu tốc vậy.
Vào đêm trước Lễ hội Thuyền rồng, chúng tôi gửi quà từ Thượng Hải về, bố chồng và mẹ chồng tôi đã đánh xe công nông đến đón. Tuy nhiên, chủ xe nhất quyết tính phí 40 tệ, thậm chí cả hàng hóa cũng bị tính phí. Tôi không muốn tranh chấp với người khác, vì vậy tôi buộc phải trả, nhưng trong lòng tôi cảm thấy rất khó chịu. Chồng tôi bảo rằng sự việc này khiến anh ấy nhìn ra bản chất thật của con người, khi nhắc đến tiền thì mỗi người có một thái độ khác nhau.
Tôi còn nghe nhà anh họ nói người trong làng thấy nhà em đi rút tiền, họ ghen lắm! Anh ấy cho rằng điều kiện của chúng tôi tốt, nhưng lại không có tình cảm gia đình và chẳng giúp đỡ họ chút nào cả.
Thực ra, bố mẹ chồng tôi là những giúp đỡ anh em họ hàng nhiều nhất, khi con cái họ đi học trên thành phố ở lại nhà chúng tôi ăn ở, chưa bao giờ chúng tôi lấy tiền. Vào thời điểm đó, em họ và chị dâu của tôi đang làm việc ở ngoài thị trấn, còn em dâu tôi đang chăm sóc hai đứa con của cô ấy. Quần áo giày dép của họ cũng là của nhà chồng tôi mua cho, thậm chí còn xịn hơn đồ chồng tôi mặc.
Ngoài ra, nhiều người trong làng biết bố chồng tôi là bác sĩ ở một bệnh viện lớn trước khi về hưu, bị đau lưng cũng đến khám, thậm chí còn đưa người thân vượt núi đến khám. Lúc đầu, tôi nghĩ người trong làng nếu có điều kiện thì cứ giúp đỡ nhau, ai ngờ sản phụ sinh con, họ cũng đến nhờ, sau này phiền phức đến mức mẹ chồng tôi tái phát cao huyết áp.
Cuộc sống như vậy hoàn toàn không phải là điều mà bố mẹ chồng tôi mong muốn. Hai người sẽ trở lại Tô Châu vào năm sau, nếu không thì sớm muộn gì họ cũng sẽ bị lợi dụng nếu tiếp tục sống ở đây.
Nhưng tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng những gì xảy ra tiếp theo mới là lý do thực sự khiến chúng tôi “chạy trốn”…
Trong một lần ra ngoài đi dạo, khi về đến nhà, tôi thấy cửa kính bị đập vỡ, đồ đạc trong bếp bị lấy mất. Lúc đó, chồng tôi không hiểu nổi mình đã lớn lên ở đây như thế nào. Anh ấy không muốn ở lại một giây phút nào nữa, vì vậy anh ấy thu dọn hành lý và đi ngay.
Chỉ một thời gian mục sở thị khiến tôi nhận ra rằng tình cảm không giống với cuộc sống thực. Thời thế đổi thay, ngôi làng nhỏ trong ký ức không còn như xưa.
Từ thời điểm bạn bước ra khỏi nơi đó, khoảng cách giữa bạn và những người hàng xóm của bạn đã dần xa cách. Bạn ra đi, họ ở lại.
Vì vậy, không chỉ người dân quê bạn đã thay đổ mà bạn cũng vậy! Trải qua nhiều năm trong những môi trường sống khác nhau, chắc chắn rằng nhiều người không còn có thể hòa hợp với nhau như xưa nữa.
Nguồn: Sohu
Từ 1/7/2025, lương hưu của lao động nam và nữ chênh lệch thế nào?
Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu