VPB: Bông hoa “thịnh vượng” bất chấp đại dịch

03-08-2021 02:39|NVC Team

Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu VPB qua phân tích của NVC Team.

Tổng quan ngành ngân hàng năm 2021

Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12%:

+ Thứ nhất: nền kinh tế sẽ phục hồi, các doanh nghiệp quay trở lại sản xuất kinh doanh.

+ Thứ hai: mặt bằng lãi suất thấp sẽ hỗ trợ tăng trưởng.

+ Thứ ba: đẩy mạnh đầu tư công kích thích giải ngân cho vay vào các dự án xây dựng cầu đường.

Tổng quan doanh nghiệp

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng - VPBank được thành lập ngày 12/8/1993 và là là một trong những ngân hàng TMCP có lịch sử lâu đời tại Việt Nam.

Sau hơn 27 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 227 điểm giao dịch với đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên.

Cuối 2020, tổng tài sản VPBank đạt hơn 419 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất đạt hơn 320 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân hàng riêng lẻ tăng 21,8%. Tổng huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá hợp nhất đạt hơn 296 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) tại ngân hàng riêng lẻ được cân đối ở 73,1.

VPBank là một trong những ngân hàng hàng đầu đa năng, mang lại giải pháp tài chính tổng thể, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính trong hệ sinh thái rộng mở để đáp ứng nhu cầu của tất cả các phân khúc khách hàng từ cá nhân đến hộ kinh doanh và các doanh nghiệp.

Dự báo bức tranh tài chính VPBank nửa cuối năm 2021

Mở rộng tăng trưởng tín dụng do nguồn vốn dồi dào hơn. Nguồn vốn của VPB sẽ tăng mạnh sau khi thoái vốn FE Credit và hoàn tất kế hoạch tăng vốn vào năm 2022E.

NHNN đã cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng mới là 12,1% YoY cho năm. Tuy nhiên, VPB có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 25 nghìn tỷ đồng lên 45 nghìn tỷ đồng thông qua việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng trong năm 2021E. Với lượng vốn dồi dào này, chúng tôi kỳ vọng NHNN một lần nữa sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng mới cho VPB trước khi kết thúc năm.

Ngoài ra, chi phí huy động vốn của FE Credit được kỳ vọng sẽ giảm do có sự hỗ trợ từ Sumitomo Mitsui. Để so sánh, chi phí huy động vốn của HD Saison, được hỗ trợ bởi tập đoàn tài chính Nhật Bản - Credit Saison, trung bình đạt khoảng 7,5% trong giai đoạn 2019-2020. Từ cơ sở đó, kỳ vọng chi phí huy động vốn trung bình của FE Credit sẽ giảm xuống còn khoảng 7-8%.

Thêm vào đó, thu nhập khoảng 32.300 tỷ đồng (1,4 tỷ USD) từ việc bán cổ phần FE Credit có thể được sử dụng làm nguồn vốn tự có để cho vay. Với lợi suất cho vay bình quân là 15% trong giai đoạn 2019-2020, ước tính 32.300 tỷ đồng vốn sẽ tạo ra thêm khoảng 5,0 nghìn tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Lợi suất thực tế hơn ở mức trung bình 10% sẽ tạo ra 3,2 nghìn tỷ đồng.

VPB nhiều khả năng sẽ đàm phán lại hợp đồng thương vụ bancassurance độc quyền để thu về khoản phí “trả trước” cao hơn. Giao dịch này có thể sẽ diễn ra trong năm 2021E hoặc đầu năm 2022E. Nếu VPB có thể ký một hợp đồng bancassurance độc quyền mới, ngân hàng được kỳ vọng sẽ ghi nhận khoảng 7-8 nghìn tỷ đồng phí trả trước

Số liệu tài chính vững chắc: Đòn bẩy tài chính thấp và nguồn vốn có khả năng thanh toán dồi dào sẽ giúp VPB vượt qua khó khăn.

Đòn bẩy tài sản trong Q2/2021 của ngân hàng đạt 7,8x, đây là con số thấp thứ hai tại Việt Nam. Tổng CAR (theo Basel II) là 12,3% tính đến Q2/2021 và phần lớn là vốn cấp 1 (chiếm 12,0%). Sau khi thêm vào mô hình khoản thu nhập từ việc thoái vốn 49% cổ phần của FE Credit cho Sumitomo, ước tính được CAR của VPB đạt mức 17,3%.

Chất xúc tác: VPB có kế hoạch sẽ bán 15% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài

Ngân hàng có kế hoạch bán 15% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua phát hành riêng lẻ trong năm 2021. Rõ ràng, chúng tôi không có thông tin chi tiết về các nhà đầu tư, mức định giá, hoặc khi nào/nếu thương vụ này thực sự xảy ra. Tuy nhiên, dưới đây là các kịch bản khác nhau để ước tính tỷ lệ P/B của VPB từ việc bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Rủi ro

Mảng tài chính tiêu dùng không có tài sản bảo đảm của VPB vẫn là mối lo ngại chính trong khi đại dịch vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Nợ xấu và khoản trích lập dự phòng tại FE Credit có thể sẽ tăng lên, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, rủi ro của VPB đối với mảng tài chính tiêu dùng không có tài sản đảm bảo đã giảm một nửa sau khi bán 49% cổ phần của FE Credit cho Sumitomo Mitsui. Chúng tôi cho rằng đây là một sự thành công lớn đối với VPB cả về hoạt động của ngân hàng và mức định giá tài sản.

Theo quan điểm của chúng tôi, các ngân hàng có liên quan đến tài chính tiêu dùng không có tài sản đảm bảo (như VPB, HDB và MBB) có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ đại dịch. VPB sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn đáng kể so với HDB và MBB do VPB có tỷ trọng mảng tài chính tiêu dùng cao hơn. Tính đến Q1/2021, FE Credit chiếm 20% tổng dư nợ hợp nhất của VPB, trong khi HD Saison chỉ chiếm 8% tổng dư nợ hợp nhất của HDB và MCredit chiếm 3% tổng dư nợ hợp nhất của MBB (xem hình 8 bên dưới).

Định giá và khuyến nghị

VPB giao dịch tương ứng với P/B năm 2021E là 1,8x, thấp hơn so với mức trung vị ngành. Tuy nhiên, dự báo ROE của chúng tôi là 18%, thấp hơn so với mức trung vị ngành là 19%, do việc tăng vốn sẽ gây áp lực lên ROE.

Một chất xúc tác có thể có tác động tích cực lên giá cổ phiếu: VPB có kế hoạch bán 15% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2021E hoặc đầu năm 2022E.

Khuyến nghị: Nắm giữ với giá mục tiêu 66.500 VNĐ.

Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vpb-bong-hoa-thinh-vuong-bat-chap-dai-dich-120061.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    VPB: Bông hoa “thịnh vượng” bất chấp đại dịch
    POWERED BY ONECMS & INTECH