Các báo cáo tài chính hợp nhất, soát xét bán niên từ năm 2012 đến nay của SCB đều do các công ty kiểm toán trong nhóm Big4 thực hiện.
Vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan đang được xét xử tại TAND TP. HCM. Những con số khủng từ vụ án càng lộ rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
SCB âm vốn chủ sở hữu 443.700 tỷ đồng, lỗ lũy kế 464.500 tỷ đồng
Tại thời điểm khởi tố vụ án, trên hệ thống sổ sách của SCB thể hiện tổng tiền ngân hàng huy động và vay các tổ chức tín dụng khác là 673.586 tỷ đồng, trong đó tiền huy động từ khách hàng 511.262 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá 76.845 tỷ đồng, vay NHNN 66.030 tỷ đồng và vay từ các tổ chức tín dụng khác 6.756 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu đạt 21.036 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn cỉa ngân hàng theo sổ sách kế toán tại ngày 17/10/2022 là 713.420 tỷ đồng.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Chân dung Võ Tấn Hoàng Văn - người tố giác hành vi nhận hối lộ của Đỗ Thị Nhàn
Ngày 8/10/2022 Thống đốc NHNN ban hành quyết định về việc kiểm soát đặc biệt đối với SCB, đồng thời yêu cầu SCB thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ.
Kết quả báo cáo rà soát đánh giá cho thấy SCB đã âm vốn chủ sở hữu 443.769 tỷ đồng; lỗ lũy kế 464.547 tỷ đồng.
Sau khi vụ án được khởi tố, theo báo cáo kết luận điều tra, thực trạng tài chính của SCB là "rất tệ", thuộc diện bị đưa vào kiểm soát đặc biệt.
Tại thời điểm 30/6/2017 với tỷ lệ nợ xấu đến 20,92% trong khi so với SCB báo cáo chỉ 0,61%; tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ CAR 6,5% trong khi so với số SCB báo cáo là 10,06%; tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản/tổng dự nợ 62,95% trong khi số SCB báo cáo 55% (NHNN cho phép không quá 55%)…
Tính đến thời điểm bị khởi tố, dư nợ của nhóm Trương Mỹ Lan còn 677.286 tỷ đồng. Trong khi đó tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại SCB đang hơn 511.262 tỷ đồng. Kết quả thẩm định giá của Công ty thẩm định Hoàng Quân cho thấy giá trị tài sản SCB còn lại là 295.940 tỷ đồng.
Kiểm toán hàng chục năm, tại sao không phát hiện ra vấn đề?
Từ năm 2012 đến nay Báo cáo tài chính của ngân hàng SCB đều do các công ty kiểm toán có tiếng, thuộc nhóm Big4 thực hiện. Trong đó ngay thời kỳ đầu sáp nhập, Kiểm toán Ernst & Young đã thực hiện kiểm toán BCTC hợp nhất và soát xét cho đến năm 2016.
Từ năm 2017 đến 2019 các báo cáo tài chính kiểm toán và soát xét đều do công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện.
Từ 2019 đến báo cáo soát xét bán niên 2021 do công ty kiểm toán KPMG thực hiện.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ diện những công ty kiểm toán từng kiểm toán BCTC cho SCB
Báo cáo soát xét bán niên 2021 là báo cáo được kiểm toán KPMG soát xét gần đây nhất. Số liệu trên báo cáo ghi nhận SCB lãi sau thuế 359 tỷ đồng, gấp 8,6 lần cùng kỳ. Tổng tài sản đạt 671.628 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 21.754 tỷ đồng. Tổng tiền gửi khách hàng 479.216 tỷ đồng và dư nợ cho vay khách hàng 356.882 tỷ đồng.
Câu hỏi đặt ra là, chục năm làm báo cáo kiểm toán soát xét cho SCB, tại sao các công ty kiểm toán không phát hiện ra vấn đề? Con số âm vốn chủ sở hữu 443.700 tỷ đồng và lỗ lũy kế khủng 464.500 tỷ đồng tại sao không phát hiện?
Tại báo cáo soát xét bán niên 2021, kiểm toán viên cho biết "công việc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ bao gồm việc thực hiện các cuộc phỏng vấn những người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính kế toán và thực hiện các thủ tục phân tích và các thủ tục soát xét khác. Một cuộc soát xét về cơ bản có phạm vi hẹp hơn một cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và do vậy không đạt được sự đảm bảo rằng sẽ nhận biết được tất cả các vấn đề trọng yếu có thể phát hiện được trong một cuộc kiểm toán".
Đó là luận điểm trên báo cáo soát xét, còn báo cáo kiểm toán hàng năm thì sao, tại sao vấn đề lớn như SCB lại không sớm được phát hiện?
>> Ngân hàng SCB đề nghị tiếp tục truy tìm, kê biên tài sản của bà Trương Mỹ Lan
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hai cựu cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước đổ lỗi cho nhau
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đỗ Thị Nhàn cho 'sếp' SCB password để vào nhà đặt thùng xốp đựng tiền