Điểm đến

Xa lộ xuyên sa mạc dài 552km dài nhất thế giới: Đi qua ‘sa mạc tử thần’, được ‘vành đai xanh’ rộng lớn bảo vệ

Hoàng Giang 26/12/2023 - 09:42

Việc xây dựng các đường cao tốc xuyên sa mạc là những thành tựu xuất sắc của ngành kỹ thuật Trung Quốc.

Tuyến cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới

Sa mạc Taklamakan, tọa lạc trong lưu vực Tarim ở phía nam Tân Cương, là sa mạc lớn nhất tại Trung Quốc với diện tích 270.000km2, dài 1.000km và có nơi rộng khoảng 400km. Lượng mưa trung bình hàng năm tại đây chỉ là 25mm. Tên gọi của sa mạc này theo ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ mang ý nghĩa "chỉ có thể đi vào mà không thể đi ra". Đối với người Trung Quốc, địa điểm này còn được biết đến với cái tên "Biển tử thần".

Tuyến cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới

Tuyến cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới

Trong môi trường sa mạc với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, Trung Quốc đã xây dựng tuyến cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới.

Sa mạc Taklamakan có diện tích 270.000km2, dài 1.000km và có nơi rộng 400km

Sa mạc Taklamakan có diện tích 270.000km2, dài 1.000km và có nơi rộng 400km

Với môi trường cực kỳ khô cạn, chỉ có cát phủ khắp nơi, việc xây dựng một tuyến đường cao tốc dường như là không thể. Ngay cả khi xây dựng được, việc triển khai và duy trì con đường theo tiêu chuẩn quốc tế là một thách thức rất lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thành công trong việc xây dựng cao tốc xuyên sa mạc dài nhất thế giới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế nhờ việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại nhất.

Đường cao tốc sa mạc Tarim với chiều dài 522km và diện tích 270.000 km2

Đường cao tốc sa mạc Tarim với chiều dài 522km và diện tích 270.000 km2

Đường cao tốc sa mạc Tarim với chiều dài 522km và diện tích 270.000 km2, không chỉ là tuyến đường cao tốc dài nhất từng được xây dựng trên sa mạc mà còn là một thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kỹ thuật của Trung Quốc.

Đường cao tốc sa mạc Tarim với chiều dài 522km và diện tích 270.000 km2

Đường cao tốc sa mạc Tarim với chiều dài 522km và diện tích 270.000 km2

Khi được xây dựng vào năm 1995, quốc lộ Tarim chỉ dùng để lưu thông đường ống dẫn dầu Bắc - Nam nằm bên dưới sa mạc Taklamakan. Do không có người sinh sống nên chỉ có một trạm xăng và vài quán ăn nhỏ được xây dựng tại các điểm nằm dọc quốc lộ để phục vụ cho khách du lịch.

“Vành đai xanh” dài 436 km che chắn xa lộ xuyên sa mạc

Kể từ khi hoàn thành xây dựng vào năm 1995, một vấn đề lớn mà những người làm công trình này phải đối mặt là làm thế nào để ngăn cát xâm lấn và chôn vùi đường cao tốc. Trong thập kỷ đầu tiên, con đường này liên tục phải đối mặt với thách thức từ cát, địa hình khó khăn và môi trường khắc nghiệt, khiến cho hàng chục chuyến xe tải chở dầu từ lưu vực Tarim về phía nam bị "kẹt cứng".

“Vành đai xanh” dài 436 km che chắn xa lộ xuyên sa mạc

“Vành đai xanh” dài 436 km che chắn xa lộ xuyên sa mạc

Để đưa ra giải pháp cho vấn đề trên, các kỹ thuật viên đã xây dựng một “vành đai xanh” rộng lớn hai bên đường cao tốc, được hỗ trợ bởi hệ thống ống tưới nhỏ giọt để thúc đẩy sự phát triển của thảm thực vật. Bằng cách này, vành đai bụi rậm và cây nhỏ có thể ngăn chặn cát xâm lấn và duy trì thông thoáng cho đường cao tốc.

Kỹ thuật viên đã xây dựng một “vành đai xanh” rộng lớn hai bên đường cao tốc

Kỹ thuật viên đã xây dựng một “vành đai xanh” rộng lớn hai bên đường cao tốc

Để bảo dưỡng cơ sở hạ tầng lớn này và đảm bảo cho hoạt động vận chuyển dầu, chính phủ Trung Quốc đã huy động một đội ngũ công nhân đông đảo, chịu trách nhiệm cho việc duy trì hệ thống. Cứ mỗi 4km, một ngôi nhà nhỏ màu xanh lam được xây dựng và có hai công nhân chuyên giám sát và bảo dưỡng hệ thống thủy lợi trên đoạn đường cao tốc. Mỗi cặp công nhân ở đây hoạt động trong thời gian tối đa hai năm, thường không tiếp xúc với bất kỳ người khác trong thời gian này, bao gồm cả hàng xóm của họ.

Lưới cỏ dọc theo 2 bên đường cao tốc

Lưới cỏ dọc theo 2 bên đường cao tốc

Từ năm 2003, Trung Quốc đã thực hiện việc trồng khoảng 2 triệu cây xanh mỗi năm, xây dựng nhiều giếng nước và mở rộng vành đai chống cát lên khoảng 70m chiều rộng và trên 400km chiều dài. Sự nghiên cứu về việc trồng cây trên đường cao tốc Tarim đang thu hút sự quan tâm của các học giả trên toàn thế giới, được coi là một ví dụ điển hình về cách phát triển hệ thống tưới tiêu trong các vùng đất khô hạn.

Các máy phát điện năng lượng mặt trời cũng được trang bị các thiết bị lưu trữ năng lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định và cung cấp điện cho công nhân bảo trì.

Các máy phát điện năng lượng mặt trời cũng được trang bị các thiết bị lưu trữ năng lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định và cung cấp điện cho công nhân bảo trì.

Các máy phát điện năng lượng mặt trời cũng được trang bị các thiết bị lưu trữ năng lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định và cung cấp điện cho công nhân bảo trì.

Các máy phát điện năng lượng mặt trời cũng được trang bị các thiết bị lưu trữ năng lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định và cung cấp điện cho công nhân bảo trì.

Vào tháng 1 năm 2022, chi nhánh mỏ dầu Tarim của PetroChina đã khởi động một dự án chuyển đổi, nhằm chuyển đổi tất cả các máy phát điện từ diesel sang máy quang điện.

>> Thành phố ẩn mình nơi núi cao được mệnh danh là ‘xứ sở thần tiên đẹp nhất Trung Quốc’

Trải nghiệm công trình ‘thuyền trên trời’ làm bằng kính trong suốt lơ lửng giữa biển mây ở Trung Quốc

Ngắm nhìn ngôi làng đá cổ 800 tuổi ‘tựa’ vào vách đá khổng lồ ở Trung Quốc: Đẹp như tranh nhưng ít người biết đến

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/xa-lo-xuyen-sa-mac-dai-552km-dai-nhat-the-gioi-di-qua-sa-mac-tu-than-duoc-vanh-dai-xanh-rong-lon-bao-ve-d113505.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Xa lộ xuyên sa mạc dài 552km dài nhất thế giới: Đi qua ‘sa mạc tử thần’, được ‘vành đai xanh’ rộng lớn bảo vệ
    POWERED BY ONECMS & INTECH