Có thể dễ dàng bắt gặp các trader gạo cội phiếm đàm về thị trường chứng khoán ngay trước giờ giao dịch ở Cafe Nhĩ. Họ ở đây với một khối óc đã luống tuổi sau nhiều năm lăn lộn với chứng trường.
Đã thành thói quen, một không gian chill, một ly cà phê, một điếu xì gà,.. luôn là lựa chọn của rất nhiều trader, chuyên gia chứng khoán ngay sau bữa sáng (trước giờ giao dịch) hay sau bữa tối.
Tại Hà Nội, nơi được các "sói già" chứng khoán chọn mặt lui tới là Cafe Nhĩ số 2 Phố Hàng Cá, Hoàn Kiếm; một "chiếc" quán quen với trên dưới 50 năm định hình thương hiệu giữa chốn Hà Thành.
Có thể dễ dàng bắt gặp các trader gạo cội túm năm tụm ba bàn tán về thị trường chứng khoán đến từ nhiều công ty chứng khoán. Họ ở đây với một khối óc đã luống tuổi sau nhiều năm lăn lộn với chứng trường.
Thông thường, 8 - 9h sáng là quãng thời gian các trader, chuyên gia chứng khoán lui tới Nhĩ để bắt đầu một ngày mới. Một tiếng ngắn ngủi ấy lại rất quan trọng với anh em làm nghề; nó là 60 phút để tổng hợp toàn bộ thông tin của thế giới diễn ra suốt 24h trước đó trong đó có những thông tin về Phố Wall cũng như diễn biến thị trường hàng hóa (vốn chỉ vừa kết thúc trước đó vài giờ).
Nói như vậy bởi các giao dịch bên kia bán cầu thường có ảnh hưởng lớn tới sự vận động của thị trường chứng khoán Việt Nam sau 9h. Một ly cà phê là đủ để kích thích sự tập trung để một trader định hình kịch bản phiên giao dịch ngay sau đó.
Được thành lập từ đầu thập nhiên 70, Cafe Nhĩ là một trong 4 quán cổ nhất Hà Nội (bao gồm Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng", trở thành một phần ký ức của rất nhiều người.
Ngày đó, cà phê là thói quen chỉ bắt gặp ở tầng lớp trung lưu, không như bây giờ nhà nhà đua mở, người người đua uống. Một điểm khác biệt là các quán cà phê từ những thập niên 70 - 80 duy trì đến nay đều có tính chất "gia truyền" cộng hưởng với không gian mang màu sắc văn hóa Pháp.
Dấu ấn của những quán cà phê 40, 50 năm tuổi đời vẫn còn hiện hữu chính là tinh thần làm nghề của những người chủ - chỉ cần đủ là được; họ không có nhu cầu mở rộng thêm cửa hàng hay gia tăng doanh số thông qua các nền tảng bán/giao hàng tiện ích. Thậm chí, buổi tối họ nghỉ không bán, nhà có công việc cũng đóng cửa không phục vụ, Tết Âm lịch thường nghỉ rất dài,...
Đó cũng là chất riêng của người Hà Nội, như cái cách những hàng, quán, gánh bún chửi, phở chửi, cháo quát gây "thương nhớ" cho thực khách bằng những phong thái bán hàng rất riêng của mình.
Ở Cafe Nhĩ, chi tiết đặc biệt mà không nhiều nơi có được là những chiếc ghế gỗ bạc màu theo thời gian, vừa được dùng làm ghế, vừa dùng làm bàn, rất hữu ích trong không gian nhỏ hẹp và đông đúc.
Cafe Nhĩ không tiếp đón khách hàng bằng sự sang trọng mà bằng cái chất của một thương hiệu đã được định vị qua hàng thập kỷ. Ghế gỗ bạc màu, cốc đựng cà phê là các ly lớn chuyên dùng để uống trà đá, bia hơi. Người đến quán không mấy người để thừa dù chỉ một giọt; càng là khách lâu năm - càng uống - càng nghiền.
Tôi ngồi đây đã 35 năm. Nghĩa là từ thời chớm sinh viên. Như một chứng sĩ háo hức chờ bảng điện nhấp nháy lúc 9h, tôi đến Nhĩ và cũng háo hức được cầm lên cốc cà phê "chà bá lửa" được chính tay bà chủ pha. Những hôm cà phê vắng chủ, hương vị cũng khang khác đi nhiều.
Khách đến Nhĩ trước lạ sau quen bởi rất nhiều người ở đây mỗi sáng, mỗi tối; nhiều người thường xuyên lui tới để phiếm đàm chuyện "chứng cổ"; có người đến vì uống quen thành "nghiền". Chỉ có những người mới trải nghiệm là có biểu cảm khác lạ và dễ nhận ra.
Hà Nội đang mở rộng! Nhưng khách nước ngoài hay những người hoài niệm vẫn thường chọn gặp nhau ở nơi đất gốc Kinh Kỳ 36 phố phường ấy. Sau những trải nghiệm về đường ray xe lửa và tàu hoả chạy trong lòng phố cổ, tháp rùa, nhà máy xe lửa Gia Lâm, ga Hàng Cỏ, tôi vẫn nghĩ một quán cà phê cổ như Cafe Nhĩ, Cafe Giảng hay Cafe Lâm có thể là lựa chọn của rất nhiều người.
Bài viết của nhà đầu tư chứng khoán TonyBobo - người có gần 20 năm trên thị trường chứng khoán Việt
Thế giới Di động (MWG) đang trong giai đoạn "cầm máu"
Lượng nhà đầu tư vào Vingroup (VIC) tăng gần 5 lần kể từ khi Vinfast (VFS) “ra mắt”